Thứ năm, Tháng chín 19, 2024
31 C
Hanoi
Thứ năm, 19/09/2024, 23:13

Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên: cần sự chung tay…

Sau quá trình nghiên cứu, đánh giá tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên trên địa bàn TP Hà Nội; thực trạng công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục, ngăn ngừa người chưa thành niên phạm tội, CATP Hà Nội đã có những đề xuất, kiến nghị giải pháp nâng cao chấp hành pháp luật trong thanh thiếu niên.

Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức hội thảo “Nâng cao công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong tình hình hiện nay”. 	Ảnh: Bạch Dương
Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức hội thảo “Nâng cao công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong tình hình hiện nay”. Ảnh: Bạch Dương

Tại hội thảo “Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong tình hình hiện nay” do Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức, đại diện CATP Hà Nội cho biết, kiến nghị cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp huy động sự tham gia vào cuộc của tất cả các ban ngành, đoàn thể để phát huy sức mạnh tổng hợp; tăng cường phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục, thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt từ cấp Trung ương, TP xuống xã, phường, thị trấn để phát huy hiệu quả cao.

Tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL về bảo vệ trẻ em, thực hiện quyền trẻ em, người chưa thành niên phạm tội… dưới nhiều hình thức: phát thanh, loa, đài, các buổi sinh hoạt tại nhà văn hóa, cộng đồng khu dân cư… để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, các tổ chức đoàn thể quần chúng. Chú trọng xây dựng, nâng cao chất lượng hiệu quả các mô hình quản lý, giáo dục trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, trong đó lấy phòng ngừa xã hội là cơ bản.

Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, tổ dân phố, Công an xã, phường, thị trấn để có khả năng giải quyết các tình huống ngay từ cơ sở, làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm trong từng hộ gia đình. Riêng đối với gia đình, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các bậc phụ huynh và người thân nhằm xây dựng thể chế gia đình bền vững. Bố mẹ cần thường xuyên quan tâm, quản lý, giáo dục, chia sẻ để trang bị cho con em mình những hiểu biết cần thiết về pháp luật.

Cùng với đó, CATP Hà Nội kiến nghị Bộ Văn hóa thông tin và Truyền thông tăng cường công tác quản lý, kiểm soát các trang mạng internet, các văn hóa phẩm độc hại, những nội dung thông tin, những hành vi tiêu cực đăng tải trên các mạng xã hội: zalo, facebook, tictok…; những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng rộng trong giới trẻ để phòng ngừa các nội dung xấu, những hành vi tiêu cực cổ súy cho tư tưởng sai trái, lối sống lệch lạc, bạo lực, đồi trụy… đang tác động ảnh hưởng xấu đến giới trẻ hiện nay và có xu hướng ngày một gia tăng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các thầy cô giáo trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh; nghiên cứu, xem xét, bổ sung vào chương trình học tập với các nội dung tuyên truyền, PBGDPL: an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, ma túy… tại các trường học vào các buổi học (tập trung nhiều vào bậc THCS và THPT). Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền trong việc quản lý, giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho các em học sinh.

Các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ cần nghiên cứu, có các hình thức giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng sống cho các trẻ em để tránh việc bị các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các em để lợi dụng phạm tội. Đặc biệt quan tâm đối với các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Viện Kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân các cấp xem xét đưa một số vụ án điển hình ra xét xử công khai, lưu động để làm công tác răn đe, phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên nói riêng.

Các cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều luật để đưa ra các chế tài xử lý nghiêm khắc hơn, cần phải tăng nặng hình phạt đối với các trường hợp cố tình vi phạm, quyết tâm phạm tội đến cùng, hành vi diễn ra trong thời gian dài…

Bà Phạm Thị Thanh Hương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội cho biết, những năm qua, công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên được TP luôn chú trọng triển khai với nhiều hình hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật và đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Do đó, Sở Tư pháp – cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL TP tổ chức hội thảo “Nâng cao công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong tình hình hiện nay” để các đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung tham luận và nêu những đề xuất, kiến nghị và giải pháp để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND TP chỉ đạo, giải quyết để công tác này đạt hiệu quả cao hơn nữa.

$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘

‘);
child.slice(half).wrapAll(‘

‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})

Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức hội thảo “Nâng cao công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong tình hình hiện nay”. 	Ảnh: Bạch Dương

Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn

Mới nhất

Ngân hàng Bắc Á tặng 50 căn nhà cho đồng bào vùng bão lũ

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đã phát động phong trào quyên góp ủng hộ và trao tặng 50 căn nhà, 2 điểm trường cho đồng bào vùng bão lũ.

Tin liên quan