Thứ năm, Tháng mười một 14, 2024
27 C
Hanoi
Thứ năm, 14/11/2024, 11:02

Hà Nội kỳ vọng thay thế phương tiện giao thông cá nhân

Dự kiến, Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã có tờ trình về Đề án tổng thể xây dựng đường sắt đô thị Thủ đô, trong đó xác định mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội vào năm 2035.

Hà Nội kỳ vọng thay thế phương tiện giao thông cá nhân

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: Khánh Huy

Hoàn thành gần 100km đường sắt đô thị đến năm 2030

Đề án tổng thể xây dựng đường sắt đô thị Thủ đô nhằm tổng kết tình hình triển khai đầu tư hệ thống đường sắt đô thị thời gian qua, làm cơ sở đề xuất định hướng phát triển, các cơ chế chính sách thí điểm, đặc thù để đầu tư phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP Hà Nội. Đề án thống nhất nhận thức về vai trò của đường sắt đô thị là trục “xương sống” của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của TP. Phát triển hệ thống đường sắt đô thị là tất yếu khách quan, động lực quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững của TP trong thời gian tới. Phát triển đường sắt đô thị gắn kết với phát triển đô thị, bảo vệ môi trường, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo động lực phát triển liên kết vùng Thủ đô.

Đề án cũng đặt các mục tiêu cụ thể, đến năm 2025, triển khai tổ chức thi công xây dựng tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo. Triển khai công tác lập đề xuất chủ trương đầu tư các tuyến đường sắt đô thị có lộ trình đầu tư trước năm 2030. Hoàn thành xây dựng, trình ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách, đặc thù cho đường sắt đô thị nhằm đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị và thực hiện đầu tư xây dựng đồng loạt. Đến năm 2030, phấn đấu xây dựng, đưa vào khai thác khoảng 96,8/397,8 km (chiếm 24%) các tuyến còn lại đến thời điểm hiện tại của mạng lưới đường sắt đô thị của Thủ đô. Đồng thời, triển khai công tác lập đề xuất chủ trương đầu tư và triển khai thi công xây dựng các tuyến đường sắt đô thị có lộ trình đầu tư trước năm 2035. Đến năm 2045, hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị dự kiến bổ sung thêm theo Quy hoạch chung Thủ đô điều chỉnh.

Được biết, đề án nhằm phát triển hệ thống đường sắt đô thị của Hà Nội được đánh giá đồng bộ, hiện đại, phấn đấu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2035 đạt 50-55%, sau năm 2035 đạt 65-70%. Cụ thể, đến năm 2030 hoàn thành thi công xây dựng, đưa vào khai thác khoảng 96,8km/397,8km (khoảng 24% tổng chiều dài các tuyến đường sắt đô thị). Đến năm 2035 hoàn thành thi công xây dựng, đưa vào khai thác khoảng 301km/397,8km (khoảng 76% tổng chiều dài các tuyến đường sắt đô thị); đến năm 2045 hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị bổ sung thêm theo Quy hoạch chung Thủ đô điều chỉnh và Quy hoạch Thủ đô. Tổng số vốn Hà Nội cần huy động để xây dựng đường sắt đô thị đến năm 2045 là khoảng 66,384 tỷ USD. Trong đó, Thủ đô có thể huy động được 57,770 tỷ USD và cần Trung ương hỗ trợ 8,614 tỷ USD. MRB cho biết đến năm 2030, TP cân đối được khoảng 11,570 tỷ USD, trong khi nhu cầu là 16,208 tỷ USD và chưa cân đối được 4,638 tỷ USD. (Số vốn này không bao gồm tổng mức đầu tư của tuyến số 2A đang khai thác và phần vốn đã giải ngân cho Tuyến số 3, đoạn Nhổn – ga Hà Nội đang thi công xây dựng)…

Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư

Để đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, đề án sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung chính sách thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia xây dựng hệ thống metro. Trong đó, có thể để nhà đầu tư tư nhân được nhượng quyền khai thác một phần kết cấu hạ tầng, được tham gia đầu tư, phát triển các dự án trong khu vực TOD được quy hoạch. Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tư nhân mua sắm phương tiện đầu máy, toa xe… theo một gói chung, đảm bảo mục tiêu giảm tổng giá thành mua sắm so với cách thức thực hiện riêng rẽ như hiện nay.

Về phương án lựa chọn tiêu chuẩn kỹ thuật, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trên toàn hệ thống metro, TP đề xuất lựa chọn bộ tiêu chuẩn kỹ thuật dùng chung và các thông số kỹ thuật chính để cho phép khả năng liên vận giữa các tuyến với nhau, đồng thời tối ưu hóa chi phí đầu tư, năng lực bảo trì, sửa chữa và vận hành.

Để triển khai thực hiện, Đề án đã đề xuất 23 nhóm cơ chế, chính sách về quy hoạch (4 chính sách); về thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ, tái định cư (4 chính sách); về huy động vốn (4 chính sách), trong đó, đề xuất cho phép TP quyết định nội dung, trình tự, thủ tục thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư độc lập. Đồng thời cho phép Thủ đô tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng theo 2 giai đoạn cũng như cho phép TP quyết định chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tạm cư đối với người dân bị ảnh hưởng trong các dự án đường sắt đô thị của Thủ đô…

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy, đây là giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề giao thông đô thị tại TP Hà Nội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: nghiên cứu, sớm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Tại Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được thông qua, Hà Nội xác định sẽ có cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 550 km. Hệ thống đường sắt đô thị này được xác định là “xương sống” của giao thông đô thị. Với quy hoạch 14 tuyến đường sắt đô thị đến năm 2050, Hà Nội kỳ vọng mạng lưới này giúp người dân di chuyển đến mọi vị trí trong TP, đủ năng lực thay thế phương tiện giao thông cá nhân.

Trong đề án, TP đề xuất “1 kế hoạch, 3 phân kỳ” đầu tư. Trong đó, phân kỳ 2024 – 2030 hoàn thành thi công xây dựng 96,8 km (gồm các tuyến số 22, tuyến số 33 và tuyến số 5), chiếm khoảng 24% tổng chiều dài các tuyến metro theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội. Tại phân kỳ này, TP còn chuẩn bị công tác đầu tư 301 km, gồm các tuyến số 1, số 2A kéo dài đến Xuân Mai, số 4, 6, 7, 8 và tuyến kết nối các đô thị vệ tinh. Sơ bộ nhu cầu vốn khoảng 14,602 tỉ USD.

Phân kỳ 2031 – 2035, TP dự kiến sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng 301 km đã chuẩn bị công tác đầu tư ở phân kỳ trước, chiếm khoảng 24% tổng chiều dài các tuyến metro theo quy hoạch. Sơ bộ nhu cầu vốn khoảng 22,572 tỉ USD.

Ở phân kỳ 2036 – 2045, TP sẽ hoàn thành đầu tư hơn 200 km metro các tuyến, đoạn tuyến điều chỉnh, bổ sung theo Quy hoạch thủ đô và Quy hoạch chung thủ đô điều chỉnh được phê duyệt. Nhu cầu vốn khoảng 18,252 tỉ USD.

$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘

‘);
child.slice(half).wrapAll(‘

‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})

Hà Nội kỳ vọng thay thế phương tiện giao thông cá nhân

Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn

Mới nhất

Phòng chống ma túy từ sớm, từ xa, từ địa bàn cơ sở

Theo Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp bách để ngăn chặn những hệ lụy nghiêm trọng của ma túy đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững của đất nước.

Tin liên quan