Đô thị hóa là quá trình tất yếu làm thay đổi cấu trúc không gian, cảnh quan tại vùng nông thôn của Hà Nội. Vì vậy đòi hỏi cần các giải pháp và định hướng cho tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tại các huyện của Hà Nội là hết sức cấp thiết.
Dù đã trải qua nhiều thăng trầm của thời gian nhưng làng cổ Đường Lâm ở thị xã Sơn Tây vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những nét đặc trưng của những ngôi làng xưa cũ Ảnh: Doãn Thành |
Những tồn tại, bất cập
Theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP xác định dành 30% diện tích đất để phát triển đô thị, còn tới 70% diện tích hành lang xanh là khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia đô thị, với tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với kinh tế phát triển, khu vực nông thôn đang đối diện với thực trạng nhiều làng, xã trở thành “phố làng”, cấu trúc không gian bị thay đổi nhanh chóng và không có khả năng kiểm soát. Những ngôi làng xưa với lối kiến trúc của những căn nhà mái ngói truyền thống nhưng nay đã bị thay thế bởi hình thái kiến trúc nhà nhiều tầng, dẫn đến sự chắp vá và giảm chất lượng về không gian cảnh quan.
Hiện tại tốc độ đô thị hóa của các xã nông thôn tại khu vực các huyện chuẩn bị lên quận gồm Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng diễn ra rất nhanh chóng, với hàng trăm dự án, nhưng đến nay một số đồ án quy hoạch chung xã, quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn chưa được phê duyệt hết, cho nên việc cung cấp thông tin quy hoạch, chỉ giới đường đỏ để thực hiện dự án gặp khó khăn.
Theo PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) cho biết, một số vùng miền nông thôn, nơi có ít nhiều quỹ công trình kiến trúc nhà ở có giá trị như nhà sàn, nhà rường…, đang bị thương mại hóa, mua bán và di chuyển về các vùng đô thị, mất dần hình thái quy hoạch và quỹ vật chất tiêu biểu có tính bản địa. Người nông dân chưa ý thức được họ đang sở hữu và sử dụng các giá trị văn hóa có giá trị ở dạng vật thể và phi vật thể. Do đó, rất cần sự hỗ trợ từ Nhà nước để gìn giữ và phát huy các giá trị bản địa.
Đồng quan điểm, ông Lưu Quang Huy, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cho biết, nguyên nhân của tình trạng này một phần là do những bất cập, chồng chéo trong các quy định pháp luật gây khó khăn cho công tác quản lý quy hoạch. Cụ thể, theo Luật Xây dựng 2013, nhà ở riêng lẻ tại nông thôn thuộc đối tượng miễn phép xây dựng, trong khi trên địa bàn các huyện thuộc khu vực đô thị trung tâm (theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô) đã cơ bản được phủ kín các quy hoạch phân khu đô thị, dẫn đến chính quyền cơ sở rất khó khăn, lúng túng trong công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng.
Giải pháp để kiểm soát
Theo các chuyên gia đô thị, để giải bài toán những tồn tại nêu trên, chúng ta cần nhanh chóng thực hiện tốt công tác quản lý kiến trúc và sớm xây dựng quy chế quản lý kiến trúc tại nông thôn. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng để giúp kiểm soát việc xây dựng mới, chỉnh trang toàn khu vực, đồng thời hướng dẫn định hướng cho kiến trúc trong xây dựng và phát triển nông thôn.
Ông Lưu Quang Huy cho biết, đối với các huyện nằm trong định hướng phát triển thành đô thị, khi triển khai lập quy hoạch tại các xã cần áp dụng các chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc của đô thị để đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp sau này. “Bên cạnh đó, ngoài việc tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn, cần tăng cường lập quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn. Đây là cơ sở quan trọng để quản lý quy hoạch xây dựng theo quy định” – ông Lưu Quang Huy nhấn mạnh.
Cho ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội nhấn mạnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn là hai phạm trù khác nhau nhưng lại có sự đan xen vào nhau. Do đó, việc xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là hết sức cần thiết để có một hệ thống quy hoạch đồng bộ, đảm bảo tính tích hợp, tính bao quát, tránh chồng chéo các quy hoạch với nhau, kết hợp hài hòa giữa phát triển đô thị với xây dựng nông thôn.
Với thực trạng không gian, kiến trúc làng quê Việt Nam hiện nay, một vấn đề cốt yếu quan trọng là hình thành các mô hình kết nối để tạo ra những không gian vừa kế thừa mô hình làng truyền thống, vừa mang lại những yếu tố tiện nghi với chất lượng sống đô thị. Mặt khác, triển khai các giải pháp cải tạo không gian hiện hữu để các làng quê phát triển mạnh mẽ trong xu hướng đô thị hóa, nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống, làm nên cốt cách làng quê Việt Nam.
Kiến trúc sư Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam chia sẻ: “Hệ thống nhà cửa đô thị ở nông thôn phải có định hướng để người dân tham khảo các mẫu nhà gắn kết được yếu tố truyền thống nhưng vẫn vươn tới hiện đại. Nếu các mẫu nhà đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ, yêu cầu kinh tế và nhu cầu sử dụng thì người dân sẽ sớm tự nguyện làm theo”. |
$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘
‘);
child.slice(half).wrapAll(‘
‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})
Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn