Tính đến ngày 31/12/2024, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định bắt buộc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn chính thức có hiệu lực. TP Hà Nội đang quyết tâm vào cuộc đồng bộ của tất cả các cấp chính quyền, đoàn thể, Nhân dân, đưa thí điểm phân loại rác tại nguồn thành hiện thực hóa trong đời sống. Với mục tiêu “khó ở đâu – gỡ ở đó” nhằm góp phần xây dựng Hà Nội văn minh, sạch đẹp, đô thị thông minh, hiện đại.
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội – Chi nhánh Hai Bà Trưng đã trang bị túi dứa chứa rác tái chế cho từng công nhân trong quá trình thu rác để thu rác tái chế tại phường Phạm Đình Hổ. Ảnh: Mộc Miên |
Vẫn còn những bất cập bỏ ngỏ
Sau hơn 1 tháng triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn từ 1/6/2024 tại 23 địa bàn phường của 5 quận trên địa bàn TP Hà Nội, đặc biệt là đợt thí điểm từ ngày 1/7/2024, thực hiện theo phương án phân loại chất thải rắn sinh hoạt số 981/PA-UBND ngày 30/5/2024 của UBND quận Hoàn Kiếm, triển khai đồng loạt tại 18/18 phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức của người dân.
Trong đó, chủ trương thu gom chất thải cồng kềnh miễn phí tại các điểm tập kết vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần được quy định các địa điểm: quận Hoàn Kiếm có địa chỉ hè phố Phùng Hưng, số 8 Phan Huy Chú hoặc số 4 Trần Hưng Đạo; quận Hai Bà Trưng thí điểm tại số 9, Hòa Mã (phường Phạm Đình Hổ); quận Ba Đình chọn phường Nguyễn Trung Trực; quận Nam Từ Liêm áp dụng tại phường Phú Đô, Cầu Diễn; quận Đống Đa là phường Nam Đồng.
Theo anh Nguyễn Văn Chung, Tổ trưởng Tổ quản lý hạ tầng và vệ sinh môi trường của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hai Bà Trưng, sau 1 thời gian thí điểm, UBND quận Hai Bà Trưng, bên cạnh sự tích cực trong công tác tuyên truyền, hưởng ứng của người dân vẫn còn một bộ phận người dân chưa có thói quen phân loại rác trước khi bỏ rác. Tỉ lệ người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn chưa cao, trong quy định thu gom thí điểm rác tái chế và rác thải cồng kềnh vào sáng thứ 7 hàng tuần, người dân phân loại rác mang ra điểm tập kết tại địa chỉ số 9 Hòa Mã rất ít. Ngoài ra, người dân vẫn thường xuyên bỏ trộm chất thải rắn cồng kềnh và phế thải xây dựng trên các tuyến phố. Một số người dân vẫn có thói quen bỏ rác ra đường ban ngày gây mất vệ sinh môi trường.
Ông Trịnh Thanh Phi (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) phản ánh, mô hình “Đổi rác, lấy quà” của UBND quận Hoàn Kiếm ngày đầu triển khai 6/7/2024 đạt được hiệu quả. Người dân phấn khởi đến đổi rác tái chế, mang rác thải cồng kềnh đến đúng điểm tập kết theo quy định. Tuy nhiên, những ngày đầu triển khai bộc lộ một số bất cập. Trong nhận thức, một bộ phận người dân vẫn còn ngại phân loại rác tại nguồn. Do đó, việc này cần phải tăng cường tuyên truyền, giải thích, vận động và có giải pháp khắc phục như mỗi ngõ phố, tuyến phố có hòm hộp thu gom pin, ắc quy, ti vi hỏng vừa hợp lý, tiện lợi cho người dân cần thải bỏ, vừa khoa học, đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường.
Một người ve chai bới lại thùng rác sau thu gom. Ảnh: Mộc Miên |
Một vấn đề khác, không ít hộ gia đình có đồ phế thải thuê người lao động tự do, thu gom đồng nát đổ bỏ phế thải, nhưng những người này nhận tiền xong, không đem những bao phế thải đó đến đúng điểm tập kết phân loại tiêu hủy mà nhận xong lại đem đến chỗ vắng vẻ trút bỏ trộm, tình trạng này rất phổ biến cần xử phạt thật nghiêm khắc.
Với trường hợp này, chính quyền cơ sở, cảnh sát môi trường cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, không để hình thành các bãi rác thải tự phát vừa phát sinh điểm phế thải ô nhiễm môi trường, vừa là nơi để đổ bỏ phế thải nhất là bờ sông, bìa công viên, nơi vắng vẻ, dải phân cách các đoạn đường đôi lớn trong và lối ra vào TP…
Đưa chính sách vào cuộc sống
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định, từ ngày 31/12/2024, phân loại chất thải rắn sinh hoạt là việc làm bắt buộc đối với mọi cá nhân và hộ gia đình. Đáng chú ý, khoản 2 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Với chủ trương thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn, đợt thí điểm lần này của Hà Nội mang đến sự đột phá về chính sách Luật Bảo vệ môi trường 2020. Do đó, với mục tiêu “khó ở đâu – gỡ ở đó”, điều quan trọng là sự quyết tâm, đồng bộ của các cấp chính quyền, đoàn thể, Nhân dân.
Những kết quả bước đầu đã khuyến khích phong trào của người dân trên địa bàn được thí điểm, là cơ sở để chuẩn bị phân loại rác tại nguồn đồng loạt trên toàn TP trong năm 2026. Tiền đề căn cứ để Hà Nội điều chỉnh phù hợp cho việc thực hiện quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 một cách hiệu quả hơn.
Tại điểm tập kết số 9 Hòa Mã (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng), người dân vô tư đổ rác vào ban ngày, chưa có sự phân loại chất thải rắn tại nguồn. Ảnh: Mộc Miên |
Đồng thời bám sát công tác triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 3/07/2017 UBND TP Hà Nội về triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TU; Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 27/8/2021 về triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020 trên địa bàn TP Hà Nội; Quyết định số 5384/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Hướng dẫn số 32-HD/BTGTU ngày 30/8/2021 của Ban Tuyên giáo Thành ủy về việc tuyên truyền bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững Thủ đô và đất nước.
Theo đánh giá của của chị Trần Thị Mai Loan, nhân viên Tổ môi trường số 3 Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, Chi nhánh Hai Bà Trưng (Urenco 3), đợt thí điểm đang tạo sự lan tỏa sâu rộng từ cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ cơ sở đến người dân.
Tại Hà Nội, cách đây 15 năm cũng đã từng rầm rộ ra quân dự án 3R bằng nguồn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản, áp dụng thử nghiệm, triển khai trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Năm 2020, Hà Nội tái khởi động chiến dịch phân loại rác tại nguồn tại một số phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nhưng kết quả dừng lại phong trào, chưa có sự chuyển biến. Thời gian qua, công nhân Nguyễn Thị Huê, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, Chi nhánh Hoàn Kiếm (Urenco 2) đã có sáng kiến may túi có hai ngăn rác thải tái chế, túi nhỏ bỏ phế thải pin các loại, điều khiển tivi, máy điều hòa cũ hỏng được treo, đặt ở từng ngõ phố, khu tập thể, hàng ngày đi thu gom…Tại phường Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm) bước đầu phát huy tác dụng, người dân ý thức việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Anh Nguyễn Văn Chung cho biết: “Chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn đạt hiệu quả, tạo sự đồng thuận của người dân, quận Hai Bà Trưng sẽ tiếp tục, kiên trì tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn. Phối hợp hoàn thiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ công tác phân loại rác tại nguồn trên địa bàn các phường. Cùng với đó, giải quyết các vấn đề tồn tại phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện thí điểm. Tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm về phân loại rác và bỏ rác đúng giờ quy định”.
Kỳ 1: Sáng kiến mô hình “Đổi rác lấy quà” | |
Kỳ 2: Đi từng ngõ, gõ từng nhà… | |
Kỳ 3: Tạo đột phá từ các đợt thí điểm đồng bộ, quyết liệt | |
Kỳ 4: Chuẩn hóa từ công tác tuyên truyền đến thiết bị thu gom |
$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘
‘);
child.slice(half).wrapAll(‘
‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})
Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn