Thứ năm, Tháng chín 19, 2024
29 C
Hanoi
Thứ năm, 19/09/2024, 23:35

Kỳ lân công nghệ VNG “gãy cánh”, vốn hóa bị thổi bay hơn 5.000 tỷ đồng

3 phiên giao dịch đã thổi bay 5.331 tỷ đồng vốn hóa của VNG.

Thị trường tiếp tục giảm điểm

Chứng khoán diễn biến tiêu cực trong phiên chiều 10/9, VN-Index liên tục hướng tới các mức điểm thấp hơn. Về cuối phiên chiều, chỉ số hồi phục đôi chút sóng vẫn không thể thay đổi kết quả toàn cục. VN-Index chốt ở mức 1.255 điểm, giảm 12,5 điểm.

Kỳ lân công nghệ VNG "gãy cánh", vốn hóa bị thổi bay hơn 5.000 tỷ đồng - Ảnh 1

VCB là mã đè thị trường mạnh nhất khi kéo giảm chỉ số tới 1,6 điểm.

Nhóm hàng thực phẩm là điểm sáng cho phiên giao dịch hôm nay: DBC tăng 2,25%; BAF giảm 4,67%; HAG giảm 2,4%; PAN giảm 2,67%; VNM và VHC giảm gần 1%…

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đỏ sàn: SSB giảm 6,08%; VPB giảm 1,09%; TCB giảm 1,77%; VCB giảm 1,33%; BID giảm 1,12%; CTG giảm 1,41%; VCB giảm 1,33%; SHB, MBB, STB giảm gần 1%.

Nhóm chứng khoán tiếp tục giảm sâu: BSI giảm 2,62%; SSI giảm 1,52%; VCI giảm 1,45%; SHS giảm 2,63%; VND giảm 1,36%; MBS giảm 1,87%; CTS giảm 2,19%…

Nhóm bất động sản tiếp tục lao dốc: NTL giảm 5,79%; VRE giảm 4,48%; DXG giảm 4,21%; PDR giảm 3,69%; NVL giảm 3,79%; CEO giảm 3,14%; KBC giảm 2,09%…

Cổ phiếu tài chính giảm đều trong phiên hôm nay. Sắc đỏ lan rộng ở cả nhóm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Ngược dòng có các mã TPB, LPB, TVB, TCI…

Điểm tích cực là thanh khoản gia tăng về cuối phiên. Dòng tiền có vẻ đã tìm thấy điểm mua khi giá cổ phiếu sụt giảm tương đối nên giải ngân bắt đáy. Tổng giá trị giao dịch thị trường phiên hôm nay đạt mức 17.000 tỷ đồng. Dù có thể hiện tích cực hơn nhưng dòng tiền bắt đáy vẫn còn dè dặt.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ 2 liên tục với tổng giá trị bán ròng gần 195 tỷ đồng trên sàn HOSE. TOP 3 cổ phiếu bán ròng mạnh nhất thị trường là MSN hơn 45 tỷ đồng, FPT gần 35 tỷ đồng và KDH gần 31 tỷ đồng.

Cổ phiếu VNZ của kỳ lân công nghệ giảm sâu chưa từng có

Công ty kỳ lân là doanh nghiệp có giá trị thị trường đạt từ 1 tỷ USD (khoảng 24.675 tỷ đồng) trở lên. Vào năm 2014, VNG trở thành “kỳ lân công nghệ” đầu tiên của Việt Nam khi được World Startup Report định giá 1 tỷ USD. Đến năm 2019, VNG tiếp tục được quỹ đầu tư Temasek định giá 2,2 tỷ USD (tương đương 1,8 triệu đồng/cổ phiếu). Năm 2021, VNG vẫn giữ mức định giá cao khi công ty quản lý quỹ Mirae Asset mua cổ phần với giá 1,7 triệu đồng/cổ phiếu.

Về kết quả kinh doanh, trong 3 năm gần đây, công ty thua lỗ nghiêm trọng: năm 2022 lỗ ròng 1.534 tỷ đồng, năm 2023 lỗ ròng 2.317 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục lỗ ròng 586 tỷ đồng. Nguyên nhân chính được cho là từ khoản đầu tư vào ZaloPay bắt đầu từ năm 2016.

Phiên giao dịch ngày 10/9, cổ phiếu VNZ của CTCP VNG tiếp tục giảm sàn, đưa thị giá xuống 334.500 đồng/cổ phiếu, mức thấp nhất kể từ khi niêm yết đầu năm 2023. 3 phiên gần đây, VNZ đã giảm gần 36% thị giá, khiến vốn hóa của “kỳ lân công nghệ” Việt Nam giảm từ 14.942 tỷ đồng xuống còn 9.612 tỷ đồng, tương đương mức giảm 5.331 tỷ đồng.

Theo kinhtedothi.vn

Mới nhất

Học sinh toàn tỉnh TT-Huế được nghỉ học để ứng phó bão

Diễn biến áp thấp nhiệt đới trên biển Đông có thể mạnh lên thành bão số 4. Do đó, Thừa Thiên Huế chủ động cho học sinh nghỉ học ngày 19/9/2024.

Tin liên quan