Chủ Nhật, Tháng chín 22, 2024
27 C
Hanoi
Chủ Nhật, 22/09/2024, 01:00

Xuất khẩu dừa Bến Tre hướng tới mục tiêu tỷ USD

Tỉnh Bến Tr​e đang tập trung triển khai thực hiện Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực là cây dừa đến năm 2030. Trong giai đoạn 2026 – 2030, tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu dừa tăng bình quân 14,87%/năm, đạt khoảng 2 tỷ USD.

Xứ sở dừa Việt Nam

Ông Trần Ngọc Tam – Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết: Tính đến tháng 6/2024, diện tích dừa của Bến Tre hơn 79.000 ha, lớn nhất cả nước, Bến Tre được mệnh danh là “Xứ sở dừa Việt Nam” giúp địa phương thu về gần 500 triệu USD mỗi năm.

Bến Tre được mệnh danh là "Xứ sở dừa Việt Nam” giúp địa phương thu về gần 500 triệu USD mỗi năm. 
Bến Tre được mệnh danh là “Xứ sở dừa Việt Nam” giúp địa phương thu về gần 500 triệu USD mỗi năm. 

Theo ông Trần Ngọc Tam, Bến Tre hiện có hơn 200 sản phẩm được sản xuất, chế biến từ dừa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, như: Cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, nước dừa đóng hộp, kẹo dừa, thạch dừa, than hoạt tính, chỉ xơ dừa, dầu dừa… Tính đến nay, các sản phẩm từ dừa của Bến Tre đã xuất khẩu sang 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, thị trường xuất khẩu các sản phẩm từ dừa tiếp tục được các doanh nghiệp giữ vững và mở rộng.

Hiện tỉnh có 32 tổ hợp tác và 34 HTX tham gia liên kết chuỗi giá trị với quy mô 13,3ha và 6,6 nghìn thành viên. Diện tích dừa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ đạt 20,4 nghìn ha (chiếm khoảng 25% diện tích dừa toàn tỉnh), trong đó diện tích đạt chứng nhận là 13 nghìn ha theo tiêu chuẩn Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. 

Ngành công nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre đã tiêu thụ khoảng 85,7% tổng lượng dừa thu hoạch trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có khoảng 180 doanh nghiệp và gần 2,4 nghìn cơ sở sản xuất, chế biến đa dạng các sản phẩm từ dừa.

Đồng bộ nhiều giải pháp

Ngày 26/1/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 431/QĐ- BNN-TT về việc phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 (gồm các cây: cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, dừa) với mục tiêu phát triển bền vững các cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030, trong đó có cây dừa, với sản lượng phấn đấu đạt từ 2,1-2,3 triệu tấn.

Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Bến Tre duy trì và phát triển ổn định diện tích dừa khoảng 80.000 ha. 
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Bến Tre duy trì và phát triển ổn định diện tích dừa khoảng 80.000 ha. 

Nhằm cụ thể hóa Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực là cây dừa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Theo Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030, tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu trong giai đoạn 2024-2025, sẽ phát triển ổn định 79.000 ha dừa. Xây dựng vùng sản xuất tập trung dừa, gắn với phát triển chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tuần hoàn và chế biến sâu các sản phẩm dừa.

Trong đó, phát triển 1.500 ha dừa hữu cơ nâng tổng diện tích dừa hữu cơ toàn tỉnh lên 20.000 ha; diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng khoảng 2.000 ha; cải tạo 1% vườn dừa kém hiệu quả, vườn dừa lão để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm dừa. Giá trị ngành sản xuất chế biến dừa tăng bình quân từ 17,2%/năm; kim ngạch xuất khẩu dừa tăng bình quân 23,58%/năm, hướng đạt khoảng 1 tỷ USD. Nghiên cứu xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao, mang nét độc đáo riêng của du lịch sinh thái sông nước Xứ Dừa.

Giai đoạn 2026 – 2030, tỉnh Bến Tre duy trì và phát triển ổn định 80.000 ha dừa. Trong đó, phát triển 5.000 ha dừa hữu cơ nâng tổng diện tích dừa hữu cơ toàn tỉnh lên 25.000 ha; diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng khoảng 6.000 ha; cải tạo 5% vườn dừa kém hiệu quả, vườn dừa lão. Trong giai đoạn này, tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu giá trị sản xuất ngành sản xuất chế biến dừa tăng bình quân từ 15,74%/năm; kim ngạch xuất khẩu dừa tăng bình quân 14,87%/năm, đạt khoảng 2 tỷ USD.

Để đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tập trung thực hiện tốt công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung đề án.

Thường xuyên cập nhật thông tin, các quy định về xuất nhập khẩu dừa của các quốc gia trên thế giới để thông tin, chuyển kịp thời đến doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu dừa. Đồng thời, vận động, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ dừa, qua đó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng ngành dừa nói riêng, ngành nông nghiệp nói chung.

UBND tỉnh Bến Tre cũng chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xúc tiến thương mại. Trong đó, triển khai có hiệu quả kế hoạch xuất khẩu từng giai đoạn, kế hoạch tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại hằng năm, chương trình xúc tiến thương mại từng giai đoạn để xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, xuất khẩu các sản phẩm dừa của tỉnh…

 

Ngày 19/8/2024, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký 3 nghị định thư về xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Trong đó, dừa tươi là một trong 3 sản phẩm chính thức được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường tỷ dân.

Với việc mở cửa thị trường Trung Quốc, dự kiến kim ngạch xuất khẩu dừa tươi có thể tăng thêm 200-300 triệu USD trong năm 2024 và còn tăng trưởng mạnh trong các năm tiếp theo. 

Trước cơ hội này, tỉnh Bến Tre – “thủ phủ dừa” Việt Nam, cũng đã đề ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu dừa tăng bình quân 23,58%/năm, đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2025.

#box1726559551070{background-color:#5d9b62}
#box1726559794400{background-color:#5a9d60}

Theo kinhtedothi.vn

Mới nhất

Báo Công lý trao nhà tình nghĩa cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Sóc Trăng

Ngày 21/9, Báo Công lý phối hợp cùng TAND tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ bàn giao nhà cho 2 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mỹ Tú và thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Ông Trần Đức Vinh – Tổng Biên tập Báo Công lý dự và cắt băng khánh thành.

Tin liên quan