Giá vàng hôm nay (15/10), thị trường quốc tế đảo chiều tăng ngay đầu phiên so với phiên trước. Thị trường trong nước, giá vàng nhẫn và vàng miếng cùng tăng mạnh.
Giá vàng thế giới giao ngay trên thị trường châu Á vào lúc 5 giờ 43 phút (giờ Hà Nội), giao dịch ở quanh ngưỡng trên 2.650 USD/ounce, tăng nhẹ hơn 1 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.
Chốt phiên giao dịch tại thị trường Mỹ vào rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng trên 2.650 USD/ounce, giảm hơn 7 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch trước đó tại thị trường này.
Đứng phiên hôm qua ngày 14/10, thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng tăng mạnh so với phiên trước đó.Cụ thể, giá vàng miếng SJC trên thị trường đứng quanh mức 83 – 85 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 500.000 đồng/lượng cả chiều mua và chiều bán so với phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji trên thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mua – bán ở quanh mức mức 83 – 85 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 500.000 đồng/lượng cả chiều mua và chiều bán so với phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Công ty Bảo Tín Minh Châu đứng tại mức mức 83 – 85 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng 500.000 đồng/lượng cả chiều mua và chiều bán so với phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn các đơn vị đảo chiều tăng mạnh giá cả 2 chiều mua và bán so với phiên trước. Cụ thể, nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, đứng ở mức 82,93 – 83,83 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng mạnh 410.000 đồng/lượng chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán ở mức 900.000 đồng.
Vàng nhẫn Doji Hưng Thịnh Vượng 9999 của Tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở mức 82,95 – 83,85 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 400.000 đồng/lượng chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán ở mức là 900.000 đồng.
Giá vàng nhẫn tròn trơn tại Công ty Phú Quý 999,9 đứng quanh mức 82,9 – 83,85 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 1,4 triệu đồng/lượng chiều mua và tăng 400.000 đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán từ mức 1,95 triệu đồng thu hẹp về 950.000 đồng.
Giá vàng thế giới bật tăng trở lại là do, những ngày gần đây các quan chức của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục có bài phát biểu và đều ủng hộ cho việc cắt giảm thêm lãi suất đồng USD.
Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cho biết, Fed đang cố gắng đóng băng hiệu suất nhiệm vụ kép của chính sách hiện tại. Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly việc cắt giảm lãi suất nhỏ hơn trong tương lai có thể sẽ phù hợp.
Bà Mary Daly ủng hộ 1 hoặc 2 đợt cắt giảm lãi suất vào 2 cuộc họp cuối năm nay. Bà lo ngại, nếu không có đợt giảm lãi suất lớn vào tháng 9, thì có thể chính sách tiền tệ chặt chẽ sẽ gây tổn hại đến thị trường lao động hoặc tác động xấu đến nền kinh tế.
Hầu hết Chủ tịch Fed tại các bang của Mỹ khi phát biểu đều tỏ ra ủng hộ cắt giảm thêm lãi suất thêm từ 1-2 lần nữa vào cuối năm 2024, với mức cắt giảm 0,25% mỗi lần.
Thị trường đang dự báo có khoảng 83% kỳ vọng vào Fed cắt giảm thêm 0,25% lãi suất trong kỳ họp tháng 11 tới đây. Việc kỳ vọng vào Fed cắt giảm thêm lãi suất đã khiến giới đầu tư đẩy mạnh mua vàng.
Một yếu tố nữa khiến nhà đầu tư tăng nhu cầu trú ẩn dòng tiền đó là, nền kinh tế số 2 thế giới là Trung Quốc có thêm những dữ liệu kém tích cực.
Cụ thể, cán cân thương mại của Trung Quốc tháng 9 sụt giảm mạnh. Xuất khẩu cũng sụt giảm mạnh từ mức tăng 8,7% tháng 8 xuống mức chỉ còn tăng 2,4% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu bằng đồng nhân dân tệ tháng 9 cũng chỉ tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 8,4% của tháng 8.
Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 9 tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 0,5% trong tháng 8 và mức 0,9% dự báo trước đó.
Khi nhập khẩu giảm cho thấy mức tiêu dùng nội địa của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc đang yếu đi rất nhiều. Trong khi đó, năng lực của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng gặp những khó khăn trong việc tìm những đơn hàng xuất khẩu, khiến cho tăng trưởng xuất khẩu cũng giảm mạnh.
Theo phân tích kỹ thuật, cả xuất khẩu và nhập khẩu cùng giảm, cho thấy nền kinh tế số 2 thế giới đang rơi vào tình trạng trì trệ. Hàng hoá kém lưu thông, dẫn đến hàng tồn kho nhiều, có thể dẫn đến các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải bớt lao động.
Trước đó, chỉ số giá tiêu dùng và giá sản xuất tháng 9 của Trung Quốc đều giảm mạnh. Chuyên gia nhận định, dhỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc liên tục giảm và không tăng trong nhiều tháng vừa qua, cộng thêm hoạt động xuất – nhập khẩu tiếp tục suy yếu, có thể quốc gia này đang rơi vào tình trạng giảm phát.
Theo phân tích kỹ thuật, giảm phát sẽ gây ra hệ luỵ rất lớn đối với nền kinh tế và doanh nghiệp, đó là kinh tế bị trì trệ, tình trạng vỡ nợ, thất nghiệp, phá sản, doanh nghiệp giảm lợi nhuận. Nếu tồi tệ hơn, nền kinh tế thậm chí còn rơi vào suy thoái.
Chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc luôn là địa chỉ tiêu thụ hàng hoá lớn của thế giới. Khi cả xuất và nhập khẩu giảm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại của toàn cầu. Đây cũng là một yếu tố có thể hỗ trợ vàng tăng giá khi mà rủi ro gia tăng trên thị trường.
Theo kinhtedothi.vn