Thứ bảy, Tháng mười 26, 2024
30 C
Hanoi
Thứ bảy, 26/10/2024, 12:18

Hành vi bạo hành trẻ em và chế tài xử lý

Thời gian gần đây, trên cả nước liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành trẻ em. Về vấn đề này, mới đây, Bộ Công an đã thông tin về quy định hiện hành, hành vi như thế nào thì được coi là bạo hành trẻ em và các mức xử phạt với hành vi đó.

Hành vi bạo hành trẻ em và chế tài xử lý
Hình ảnh các cháu bé bị bảo mẫu bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng (TP Hồ Chí Minh) hồi tháng 9/2024. Ảnh cắt từ clip

Theo Bộ Công an, theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016 thì bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần trẻ em.

Quyền trẻ em là một chế định đã được ghi nhận tại Hiến pháp, theo đó trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Hành vi bạo lực trẻ em là một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà hành vi bạo lực trẻ em có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể, Điều 140, tội “Hành hạ người khác” quy định, người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Phạm tội thuộc các trường hợp: đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên; đối với 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.

Điều 134, tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” quy định, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp: dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp theo quy định; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định… thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: làm chết người; gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên… thì bị phạt tù từ 7 năm đến 14 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: làm chết 2 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên… thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Điều 185, tội “Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình”. Cụ thể, người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp: thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu… thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.

Điều 128, tội “Vô ý làm chết người” quy định người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Phạm tội làm chết 2 người trở lên, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Hoặc người đó còn có thể bị truy tố về tội “Giết người” theo Điều 123. Theo đó, người nào giết người thuộc một trong các trường hợp: giết 2 người trở lên; giết người dưới 16 tuổi; giết phụ nữ mà biết là có thai; giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình… thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Diễn biến mới vụ trẻ em mái ấm Hoa Hồng bị bạo hành Diễn biến mới vụ trẻ em mái ấm Hoa Hồng bị bạo hành
Cử tri lo lắng về tình trạng bạo hành học sinh, đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ em gái… Cử tri lo lắng về tình trạng bạo hành học sinh, đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ em gái…

$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘

‘);
child.slice(half).wrapAll(‘

‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})

Hành vi bạo hành trẻ em và chế tài xử lý

Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn

Mới nhất

Bốc thăm, chia bảng Vòng chung kết Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam

Sáng ngày 25/10, Ban tổ chức Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 đã tổ chức lễ bốc thăm chia bảng, xếp lịch thi đấu Vòng chung kết.

Tin liên quan