Thứ sáu, Tháng mười một 1, 2024
26 C
Hanoi
Thứ sáu, 1/11/2024, 23:39

Tâm lý tiêu cực bao trùm, VN-Index chìm trong sắc đỏ

VN-Index mở cửa phiên chiều với tâm lý bi quan. Bên bán dần chiếm ưu thế bất chấp lực mua có xuất hiện vào cuối phiên khiến VN-Index lao dốc, kết phiên trong sắc đỏ.

Lực bán áp đảo, VN-Index mất gần 10 điểm cuối tuần

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 9,59 điểm (-0,76%), về mức 1.254,89 điểm.

Tâm lý tiêu cực bao trùm, VN-Index chìm trong sắc đỏ - Ảnh 1

Thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, đạt hơn 16 nghìn tỷ đồng trên toàn thị trường.

Về mức độ ảnh hưởng, MSN, GVR, VPB và MBB là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 2,4 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, các mã như SSB, BVH, NLG và BCG là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số nhưng không quá đáng kể.

Ngành viễn thông có mức giảm mạnh nhất thị trường với -3,69% chủ yếu đến từ các VGI (-4,54%), CTR (-2,05%), FOX (-2,09%) và TTN (-3,23%).

Theo sau là ngành nguyên vật liệu và ngành tiêu dùng không thiết yếu với mức giảm lần lượt là 1,05% và 1,01%.

Sau phiên nâng đỡ thị trường hôm qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm điểm trên diện rộng, chủ yếu trong biên độ 1-2%, đơn cử: ACB, VPB, MBB, HDB, EIB, MSB, TPB, OCB… Ngược lại, BID đứng tham chiếu; SSB, EVF, PGB,.. là một trong số ít những mã giữ được sắc xanh đến cuối phiên.

Nhóm chứng khoán cũng giảm mạnh: VCI giảm 2,16%, HCM giảm 1,39%, VND giảm 1,37%, FTS giảm 1,32%, MBS giảm 1,78%, SSI giảm 1,5%, BVS giảm 1,47%…

Nhóm cổ phiếu bán lẻ, tiêu dùng cũng giao dịch khá tiêu cực: PNJ giảm 3,59%, FRT giảm 2,24%, TNG giảm 2,36%; SBT giảm 2,42%, MSN giảm 2,74%…

Bên cạnh đó, nhóm vốn hóa lớn bất động sản diễn biến phân hóa quanh biên độ 1%. Trong đó, một số mã đóng cửa với mức tăng khá như NLG, DXG, DIG, HDB, VCR, NBB, QCG,… Ở chiều ngược lại, VIC, VRE, KDH, NVL, PDR, TCH, SZC,… là những mã giảm điểm.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ 6 liên tục trên sàn HOSE với tổng giá trị bán ròng gần 302 tỷ đồng. TOP 3 cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất là MSN gần 253 tỷ đồng, VHM gần 165 tỷ đồng và FPT gần 51 tỷ đồng.

Kinh doanh bứt phá, cổ phiếu Bamboo Capital tăng bất chấp

Đáng chú ý, BCG đột biến trong hôm nay, đóng cửa +5,18% lên 6.700 đồng với hơn 23 triệu đơn vị được sang tay. Có thời điểm mã này đóng trần lên mức 6.810 đồng/cp. 

Theo kết quả kinh doanh quý III, Bamboo Capital (HoSE: BCG) ghi nhận doanh thu 1.137,9 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 331,2 tỷ đồng, tăng mạnh 3.521,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Bamboo Capital ghi nhận lãi sau thuế đạt 748,3 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2023. 

Nguyên nhân chủ yếu của sự bứt phá về lợi nhuận đến từ hiệu quả quản lý các loại chi phí. Điểm nhấn là chi phí tài chính giảm mạnh 761,5 tỷ đồng, tương đương giảm 65,9% so với cùng kỳ, chủ yếu do BCG Energy chủ động mua lại trước hạn toàn bộ 2 lô trái phiếu riêng lẻ trị giá 2.500 tỷ đồng, giảm áp lực lớn về lãi vay và các khoản chi phí quản lý tài sản đảm bảo của lô trái phiếu này.

Theo kinhtedothi.vn

Mới nhất

Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh “chui”: hướng giải quyết ra sao?

Liên quan đến việc Trường THPT Tô Hiến Thành (quận Hà Đông, TP Hà Nội) tuyển sinh học sinh lớp 10 năm học 2024-2025 khi chưa được phép, ngày 1/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.

Tin liên quan