Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
23 C
Hanoi
Thứ bảy, 23/11/2024, 12:04

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg ngày 7/11/2024 công nhận huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Phó Thủ tướng giao Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Yên Định tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 7/11/2024.

Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2015. Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên, liên tục, huyện đã chỉ đạo đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, đồng thời tổ chức thực hiện đạt chuẩn các tiêu chí huyện NTM nâng cao theo quy định.

Đến tháng 10/2024, huyện Yên Định có 22/22 xã đạt chuẩn NTM (đạt 100%); 11/22 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 50%); 3/22 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 13,6%); huyện duy trì đạt chuẩn 9/9 tiêu chí huyện NTM, đạt chuẩn 9/9 tiêu chí huyện NTM nâng cao.

Tỷ lệ hài lòng của người dân đối với xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn huyện đạt 99,93%. Tổng huy động nguồn lực cho xây dựng NTM huyện Yên Định giai đoạn 2011 – 2024 là 17.928 tỷ đồng, trong đó ngân sách các cấp chiếm 26,78%; huy động từ Nhân dân chiếm 61,03%; nguồn vốn khác chiếm 12,19%.

Huyện Yên Định đã phát triển toàn diện và bền vững, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại. Quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Định đến năm 2045 đã được phê duyệt; huyện có 16 xã đã được phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng xã giai đoạn 2021 – 2030; có 4 thị trấn và 6 xã được UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị.

Huyện luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhiều năm liên tục nằm trong tốp đầu của tỉnh. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2016 – 2023 đạt 9,96%. Quy mô giá trị sản xuất giai đoạn 2021 – 2023 đạt 58.530 tỷ đồng (đứng thứ 5 toàn tỉnh). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 73,20 triệu đồng (tăng 2,66 lần so với năm 2015).

Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, năm 2023 chỉ số cải cách hành chính cấp huyện đứng thứ 4 toàn tỉnh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện đứng thứ 10 toàn tỉnh.

Chất lượng hoạt động văn hoá ngày càng được nâng cao, đi vào chiều sâu. Công tác y tế được quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,47%…

Theo kinhtedothi.vn

Mới nhất

Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

Lần đầu tiên người dân tự biết cách đo mức độ hấp thụ carbon từ các loài cây khác nhau trong rừng ngập mặn, tạo ra nền móng cơ bản mang tính khoa học để Cục Lâm nghiệp đưa ra hướng dẫn cách đo carbon trong rừng ngập mặn cho toàn quốc. Với sự tham gia tích cực của cộng đồng, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm đáng kể trong khi thu nhập bình quân của các hộ gia đình dựa vào sinh kế liên quan đến rừng ngập mặn tăng rõ rệt. Đây là những kết quả nổi bật được chia sẻ tại lễ tổng kết dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long – giai đoạn 1” diễn ra tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Tin liên quan