Thứ bảy, Tháng mười một 30, 2024
19 C
Hanoi
Thứ bảy, 30/11/2024, 02:26

Ứng dụng công nghệ để đẩy mạnh nhiệm vụ chống hàng giả, xây dựng thương hiệu

Ngày 29/11, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức Lễ kỷ niệm “Ngày phòng, chống hàng giả, hàng nhái” 29/11 và “20 năm Ngày thành lập Hiệp hội VATAP”.

Cách đây 20 năm, VATAP được thành lập nhằm mục đích tập hợp đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, đại diện cho hội viên trong việc phối hợp với các tổ chức kinh tế và các cơ quan có liên quan để chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu; góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Ngay sau khi thành lập, VATAP và các đơn vị trực thuộc đã từng bước khẳng định vị thế, uy tín của mình trong công tác phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xây dựng thương hiệu Việt Nam – tạo dựng niềm tin đối với cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia Trần Đức Đông phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia Trần Đức Đông phát biểu tại lễ kỷ niệm.

VATAP đã chủ động góp ý, tham mưu lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền: Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách và đề xuất các giải pháp, kiến nghị liên quan đến công tác giám định hàng giả, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ; kiến nghị những giải pháp về kinh phí phục vụ công tác chống hàng giả, kinh phí tiêu hủy hàng giả, tem chống hàng giả, làm giả mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp. 

Bên cạnh việc chống hàng giả, VATAP xem việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu phải được coi là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Hàng năm, VATAP chủ trì việc bình chọn danh hiệu “Thương hiệu Vàng – logo, slogan ấn tượng”; các hoạt động quảng quá Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4).

2 thập kỷ qua, bằng sự đoàn kết, kiên trì đi theo định hướng của mình, VATAP và các đơn vị thành viên cơ bản đã hoàn thành 2 nhiệm vụ chính của mình là chống hàng giả, hàng nhái và xây dựng thương hiệu. Một số thương hiệu quốc gia Viettel. FPT, Masan, THACO, Vingroup… đã và đang nòng cốt, tiên phong phát triển kinh tế đất nước.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Đức Đông – Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đề nghị, VATAP tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ số; tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng, khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu sẵn có phục vụ mục tiêu chung chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. 

Dùng tem truy xuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Ảnh TA
Dùng tem truy xuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Ảnh TA

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 930 ngàn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14,4 nghìn HTX, hơn 5 triệu hộ kinh doanh, lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp 60% GDP, 85% tổng số lao động và 98% tổng kim ngạch xuất khẩu. Doanh nhân – doanh nghiệp Việt đang trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đứng trước nhiều cơ hội và không ít thách thức.

Trước sự thay đổi chóng mặt của cuộc cách mạng lần thứ tư, làn sóng thương mại điện tử phát triển, kinh tế số ngày càng hiện diện khắp các tỉnh thành, công cuộc chống hàng giả, hàng kém chất lượng và xây dựng thương hiệu phải có những sự chuyển biến cho phù hợp với tình hình.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự bùng nổ và tác động nhiều chiều của Internet, mạng xã hội, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang có ảnh hưởng lớn. Điều này, đòi hỏi VATAP và các thành viên phải có sự thay đổi sâu sắc trong tư duy, nhận thực để hoàn thành 2 nhiệm vụ chính của mình.

Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Đăng Sinh chia sẻ, trong thời gian tới VATAP xác định, cần phải ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp với điều kiện, nhu cầu của doanh nghiệp. Theo đó, Hiệp hội đã tiếp cận, xem xét, đánh giá nhiều nền tảng công nghệ, để tìm kiếm một công nghệ phù hợp, nhằm ứng dụng trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, xây dựng thương hiệu.

Hiệp hội VATAP đã ra mắt phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và chống giả (CheckVN Vatap). Phần mềm thể hiện quy trình xác thực chống hàng giả – một giải pháp minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc hàng hóa và chống giả điện tử. Phần mềm chạy trên nền tảng web, PC và quét mã QR, trên thiết bị điện thoại Smartphone, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền.

Nhân dịp này, VATAP đã tôn vinh nhiều doanh nghiệp trên cả nước đã có thành tích xuất sắc trong việc tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xây dựng thương hiệu Việt Nam.

Theo kinhtedothi.vn

Mới nhất

Nâng tầm hợp tác giữa TP HCM với 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL

Ngày 29/11, UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức Hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL giai đoạn 2023-2024 và triển khai kế hoạch năm 2024-2025.

Tin liên quan