Thứ ba, Tháng mười hai 24, 2024
17 C
Hanoi
Thứ ba, 24/12/2024, 07:18

Chống hạn vụ Xuân 2025: chủ động ứng phó nguy cơ nguồn nước bị nhiễm mặn

Vụ Xuân 2025, nguy cơ thiếu nước được Bộ NN&PTNT đánh giá là không đáng lo ngại. Tuy nhiên, Bộ lưu ý một số địa phương, doanh nghiệp thuỷ lợi cần chủ động giải pháp ứng phó tình trạng nguồn nước bị nhiễm mặn.

2 đợt lấy nước vụ Xuân

Vụ Xuân hàng năm được xem là vụ gieo cấy lớn nhất và quan trọng nhất của các tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng Bằng Bắc Bộ. Cũng bởi vậy, việc bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân được Bộ NN&PTNT rất quan tâm.

Trên cơ sở đánh giá tình hình nguồn nước và năng lực chống hạn của các địa phương, Bộ NN&PTNT đã thống nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, phối hợp tổ chức 2 đợt lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Xuân 2025 cho khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.

Nguy cơ nguồn nước bị nhiễm mặn là không thể chủ quan trong vụ Xuân 2025.
Nguy cơ nguồn nước bị nhiễm mặn là không thể chủ quan trong vụ Xuân 2025.

Theo đó, sẽ có 2 đợt lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025. Cụ thể, đợt 1 từ 0 giờ ngày 12/1 đến 24 giờ ngày 16/1/2025 (5 ngày); đợt 2 từ 0 giờ ngày 08/2 đến 24 giờ ngày 14/2/2025 (7 ngày). Tổng thời gian 2 đợt lấy nước là 12 ngày.

Theo Bộ NN&PTNT, mực nước tại trạm Thủy văn Hà Nội trong đợt 1 sẽ được duy trì trung bình khoảng 1,7m. Đến đợt 2, các nhà máy thủy điện sẽ vận hành tối đa công suất phát điện để tăng cường nguồn nước về hạ du; mực nước dự kiến trung bình đạt 1,7 – 1,9m tại trạm Thủy văn Hà Nội, bảo đảm các công trình thuỷ lợi có thể vận hành lấy nước sản xuất vụ Xuân.

Trong 12 ngày lấy nước sắp tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cam kết sẽ tổ chức vận hành các nhà máy thủy điện để tăng cường nguồn nước về hạ du, đảm bảo duy trì dòng chảy theo yêu cầu của lịch lấy nước; đồng thời, bảo đảm nguồn điện ổn định cho vận hành hiệu quả các trạm bơm lấy nước.

Nguy cơ từ nguồn nước nhiễm mặn

Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, hiện nay Hà Nội và các tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đang tập trung xây dựng kế hoạch lấy nước phù hợp, bảo đảm cung cấp đủ nước cho các diện tích gieo cấy có nhu cầu lấy nước từ hệ thống sông Hồng trong 2 đợt lấy nước.

Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội Nguyễn Duy Du cho biết, đơn vị đang khẩn trương rà soát, đánh giá khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi dọc sông, tương ứng với mực nước dự kiến trong hai đợt lấy nước. Trong đó, có lưu ý đến tình trạng mực nước sông Hồng có thể hạ thấp hơn do lòng dẫn bị biến động do ảnh hưởng của lũ sau cơn bão số 3.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, một trong những vấn đề mà Bộ quan tâm, lưu ý các tỉnh, TP là tình trạng nhiễm mặn của nguồn nước. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, Bộ NN&PTNT đã có văn bản đề nghị UBND TP Hải Phòng và các tỉnh ven biển chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện quan trắc độ mặn, đánh giá, dự báo tình hình xâm nhập mặn ở hạ du các sông; chủ động thực hiện các giải pháp thích ứng với tình trạng xâm nhập mặn, bảo đảm nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Đối với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết Bộ NN&PTNT đã có ý kiến chỉ đạo xây dựng cụ thể kế hoạch vận hành trạm bơm dã chiến Xuân Quan; tăng cường tổ chức lấy nước ngược vào hệ thống qua các cống Cầu Xe, An Thổ khi điều kiện độ mặn cho phép (độ mặn ≤1‰).

“Các địa phương tổ chức lấy nước từ hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, lấy nước trực tiếp từ sông ngoài cần chủ động đo đạc độ mặn trước khi lấy nước vào ruộng, bảo đảm chất lượng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Xuân 2025…” – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh lưu ý.

 

“Đối với các công trình có khả năng lấy nước không hiệu quả trong vụ Xuân 2025, Hà Nội và các tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ cần nghiên cứu, xây dựng giải pháp nhằm đảm bảo bổ sung đủ nguồn nước thay thế, hoặc chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước…” – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp.

#box1733306617161{background-color:#ffebeb}

Theo kinhtedothi.vn

Mới nhất

Chính thức cấm xe ô tô lưu thông qua cầu Câu Lâu

Bắt đầu 12 giờ trưa nay (23/12), Khu Quản lý đường bộ III (Cục Đường bộ Việt Nam) đã chính thức tổ chức cấm xe ô-tô qua lại cầu Câu Lâu (mới) trên QL1, tỉnh Quảng Nam để thi công sửa chữa.

Tin liên quan