Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024
18 C
Hanoi
Thứ sáu, 27/12/2024, 20:07

Dùng tiền polymer làm thành bó hoa có vi phạm pháp luật?

Việc buôn bán hoặc sử dụng những bó hoa làm bằng tiền có thể vi phạm pháp luật nếu hành vi đó phá hoại, hủy hoại tiền và làm mất giá trị của tiền.

Bạn đọc Nguyễn Chí Công hỏi: Bên cạnh những bó hoa tươi, vào các dịp lễ, tết hiện nay còn xuất hiện trào lưu làm bó hoa bằng tiền plymer, có những bó hoa có mệnh giá tiền rất lớn, thậm chí là đôla. Việc dùng tiền làm thành bó hoa, sử dụng những bó hoa này có vi phạm pháp luật không?

bo-hoa-lam-bang-tien-polyme.jpg
Trào lưu làm bó hoa bằng tiền polymer có thể vi phạm pháp luật. Hình minh họa

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Công ty Luật TNHH TGS, (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trả lời: Việc sử dụng đồng tiền Việt Nam vẫn còn giá trị lưu thông để làm thành bó hoa tiền có thể gặp phải nhiều rủi ro về mặt pháp lý.

Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định số 87/2023 quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam thì hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật được hiểu là hành vi cố ý làm rách nát, hư hỏng, biến dạng tiền Việt Nam.

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

4. Hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật là hành vi cố ý làm rách nát, hư hỏng, biến dạng tiền Việt Nam.”

Như vậy, việc dùng tiền thật để làm hoa tiền nhưng không cắt, hủy hoại… và tiền vẫn sử dụng sau đó thì không vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tiền Việt Nam.

Tuy nhiên, trường hợp dùng tiền để làm thành bó hoa nhưng có hành vi cắt, xé… thì bị xem là hành vi hủy hoại tiền và vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tiền Việt Nam.

Căn cứ Quyết định 130/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tiền VN nêu rõ 4 hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.

“Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.

2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.

3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam”.

Bên cạnh đó, theo khoản 3 điều 31 Nghị định 88/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: đối với hành vi hủy hoại, phá hoại tiền Việt Nam có thể sẽ bị áp dụng mức phạt từ 10 – 15 triệu đồng. Đồng thời, bị tịch thu tang vật, phương tiện theo quy định.

“Điều 31. Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật”.

Việc buôn bán hoặc sử dụng những bó hoa làm bằng tiền có thể vi phạm pháp luật nếu hành vi đó phá hoại, hủy hoại tiền và làm mất giá trị của tiền.

Theo Congly.vn

Mới nhất

Phát huy tốt vai trò tư vấn, phản biện

Kinhtedothi – Sáng 27/12, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Tin liên quan