Thứ bảy, Tháng mười hai 14, 2024
17 C
Hanoi
Thứ bảy, 14/12/2024, 03:43

Cổ phiếu năng lượng đi ngược thị trường

Trong phiên hôm nay, hầu hết các nhóm ngành đều chìm trong sắc đỏ. Cổ phiếu năng lượng ngược dòng tăng 2,68%, trong đó BSR là cổ phiếu gây ấn tượng nhất với 8 phiên tăng liên tiếp.

Ngân hàng và chứng khoán chìm trong sắc đỏ

Thị trường giao dịch ảm đạm trong suốt phiên ngày 13/12. Chỉ số từng có lúc giảm 7 điểm về vùng 1.260 điểm rồi rút chân lên 1.262,57 điểm, giảm 4,78 điểm (-0,38%). Thanh khoản sụt giảm mạnh, khớp lệnh 478,8 triệu đơn vị, giảm 20% so với phiên liền trước và so với trung bình 20 phiên. Giá trị giao dịch tương ứng đạt 13,2 tỷ đồng.

Cổ phiếu năng lượng đi ngược thị trường - Ảnh 1

Về mức độ ảnh hưởng, VCB, HPG, MSN và VPB là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi hơn 1,6 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, MWG, LGC, TCB và VTP là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất nhưng mức tác động không quá đáng kể.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng bị sắc đỏ bao phủ với OCB -3,11%, NAB -1,23%, NVB -1,14%, VAB -1,1%. Theo sau là loạt mã cổ phiếu giảm dưới 1% như VCB, BID, VPB, MBB, ACB, SSB, TPB, SHB, EIB, HDB, KLB, … Ở chiều ngược lại, VBB và PGB lần lượt tăng 1,1% và 1,27%. Theo sau là các cổ phiếu tăng dưới 1% như CTG, TCB, LPB, VIB, STB.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán chìm trong sắc đỏ, với các mã giảm trên 2% như AGR, TVS, SBS, CSI. Theo sau là các mã giảm trên 1% như DSC, EVS, ABW, APS, TVB, BVS, MBS. Tiếp đến là các cổ phiếu giảm dưới 1% như SSI, VCI, VND, FTS, VIX, VDS, CTS, ORS, APG, …

Tương tự, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng chìm trong sắc đỏ với VHM -0,25%, VIC -0,24%, PDR -0,69%, DIG -0,96%, VPI -0,34%, HDG -0,33%, NVL -0,48%, IDC -0,36%, KDH -0,29%, DXG -1,11%, KBC -1,42%, TCH -1,27%, …

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu thép cũng giảm, bộ 3 cổ phiếu thép đầu ngành đều giảm trên 1%: NKG giảm 2,06%, HSG giảm 1,8% và HPG giảm 1,09%…  Các mã khác như GDA, VGS, TVN, SMC cũng giảm đáng kể. VCA của Thép Vicasa – Vnsteel giảm sàn sau 11 phiên tăng trần, lùi về giá 16.400 đồng/cp.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 53 tỷ đồng trên sàn HoSE, đánh dấu một tuần bán ròng trọn vẹn. Các mã bị bán ròng mạnh là VCB 54 tỷ đồng, HPG 37 tỷ đồng, CMG 32 tỷ đồng; VPB, EIB 20 tỷ đồng; OCB, GMD, VNS, MSN, BID trên 10 tỷ đồng… Ngược lại, HDB được mua ròng mạnh nhất 58 tỷ đồng, kế đến là CTG 38 tỷ đồng, SSI 34 tỷ đồng, PVD 32 tỷ đồng, VTP 20 tỷ đồng; TCB, BSI, VDS, KDH hơn 10 tỷ đồng…

Cổ phiếu Lọc hóa Dầu Bình Sơn tăng 8 phiên liên tiếp

Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu năng lượng tăng 2,68%, chủ yếu từ các mã BSR, AAH… Trái lại các mã mã giảm gồm PVS, PVD, TMB, CST, PVC…

Trong nhóm dầu khí, ấn tượng nhất là cổ phiếu BSR của Công ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn, khi mã cổ phiếu này tăng mạnh 4,65% lên 22.500 đồng/cp, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt gần 11,4 triệu đơn vị – tăng gần 4 lần so với phiên trước. Đáng chú ý, đây là phiên tăng điểm thứ 8 liên tiếp của mã cổ phiếu này.

Cổ phiếu BSR được nhà đầu tư “gom” mạnh ngay sau động thái Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có quyết định về việc chấp thuận đăng ký niên yết cho hơn 3,1 tỷ cổ phiếu BSR được niêm yết trên sàn HoSE. Thời gian cụ thể vẫn chưa được công bố.

BSR lần đầu giao dịch trên sàn chứng khoán ở UPCoM vào tháng 3/2018. Thời gian qua, mã này luôn là một trong những cổ phiếu ghi nhận khối lượng mua bán cao.

Với việc kết phiên 13/12, ở mức 22.500 đồng/cp, vốn hóa thị trường của Lọc hóa Dầu Bình Sơn hiện ở mức gần 70.000 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, quý III vừa qua, BSR ghi nhận doanh thu 31.946 tỷ đồng trong quý III/2024, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Kinh doanh dưới giá vốn khiến BSR lỗ gộp 1.469 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 3.830 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính cùng các chi phí không có nhiều thay đổi. Kết quả, BSR lỗ ròng hơn 1.200 tỷ đồng trong quý III/2024. Đây là quý đầu tiên BSR báo lợi nhuận âm trong 4 năm gần đây.

Lũy kế 9 tháng, BSR mang về 87.058 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 715 tỷ đồng, lần lượt giảm 17% và 88% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm cuối quý III/2024, tổng tài sản của BSR đạt 89.100 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ so với số đầu năm. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi là 44.281 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tài sản. Công ty cũng đang có gần 33.500 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó các khoản nợ vay chiếm trên 14.100 tỷ đồng.

BSR là đơn vị quản lý vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đây là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam, được xây dựng 27 năm trước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tính đến cuối tháng 6, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là cổ đông lớn duy nhất của BSR khi sở hữu 92,13% vốn.

Theo kinhtedothi.vn

Mới nhất

OpenAI giới thiệu hàng loạt tính năng mới cho ChatGPT

OpenAI đã bổ sung tính năng chia sẻ video và màn hình vào chế độ giọng nói nâng cao, cho phép người dùng tương tác với chatbot theo nhiều phương thức khác nhau.

Tin liên quan