Bạo lực học đường tại Việt Nam đang trở thành vấn đề nhức nhối, khiến phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội lo lắng. Gần đây, hàng loạt vụ việc nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, làm dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về thực trạng này.
Bạo lực học đường ngày càng gia tăng về tính chất và hình thức. (Ảnh: TP) |
Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối được xã hội đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, bạo lực học đường được định nghĩa là các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học. Những hành vi này xảy ra trong môi trường giáo dục hoặc tại các lớp học độc lập.
Bạo lực học đường không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của học sinh mà còn làm suy giảm uy tín và chất lượng giáo dục. Tình trạng này có thể để lại hậu quả lâu dài đối với học sinh, gia đình và toàn xã hội. Việc ngăn chặn và xử lý triệt để bạo lực học đường là nhiệm vụ cấp bách cần sự phối hợp của các cơ quan chức năng, nhà trường và gia đình.
Thực trạng bạo lực học đường hiện nay
Theo các báo cáo thống kê gần đây, tình trạng bạo lực học đường tại Việt Nam có xu hướng gia tăng với những hình thức ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Không chỉ dừng lại ở các vụ xô xát trong sân trường, bạo lực học đường còn diễn ra trên môi trường mạng, dưới hình thức bắt nạt trực tuyến, xúc phạm danh dự và lan truyền thông tin xấu độc.
Tại nhiều địa phương, các vụ bạo lực học đường không chỉ diễn ra giữa học sinh với nhau mà còn liên quan đến sự thiếu kiểm soát từ giáo viên và phụ huynh. Điều này làm gia tăng sự lo ngại của cộng đồng và đòi hỏi có những biện pháp phòng ngừa và can thiệp kịp thời.
Tại Đắk Nông, sáng 11/11, tại Trường THCS Nguyễn Huệ (xã Thuận An, huyện Đắk Mil), hai nam sinh đã tấn công hai nữ sinh ngay sau buổi chào cờ, khiến các em phải nhập viện cấp cứu.
Còn ở Gia Lai, một nữ sinh lớp 7/3, Trường THCS Ngô Gia Tự (xã An Phú, TP. Pleiku) chiều 20/10 bị nhóm bạn đánh tập thể, quay video lột đồ và vùi xuống bùn đất. Sự việc lặp lại vào ngày hôm sau.
Trong khi đó, một nam sinh Trường THCS Anh Xuân (huyện Nam Đàn, Nghệ An) bị ép ăn đất và hút thuốc lá do mâu thuẫn với bạn học vào tối 19/10.
Sáng 17/10 tại Bến Tre, nam sinh lớp 10, Trường THPT An Thới (huyện Mỏ Cày Nam) bị đánh hội đồng ngay trong lớp học, phải nhập viện khẩn cấp.
Một trường hợp khác tại Quảng Bình khi một học sinh Trường THCS và THPT Bắc Sơn (huyện Tuyên Hóa) bị bạn học đánh ngay tại lớp học vào ngày 12/10
Bạo lực học đường thường xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân, sự thiếu kiểm soát cảm xúc và tác động tiêu cực từ môi trường mạng xã hội. Đặc biệt, sự thiếu gắn kết giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng đã tạo kẽ hở cho tình trạng này lan rộng.
Theo quy định, học sinh THCS và THPT vi phạm nghiêm trọng có thể bị buộc ngừng học ở trường có thời hạn. Tuy nhiên, biện pháp này đang bộc lộ nhiều hạn chế. Học sinh dù bị tạm đình chỉ học vẫn có thể sử dụng điện thoại, tiếp xúc với môi trường xấu và tiếp tục các hành vi không lành mạnh.
Bên cạnh đó, một số học sinh thậm chí coi thời gian bị đình chỉ là cơ hội “nghỉ ngơi” chính đáng. Ngoài ra còn có những yêu cầu đối với học sinh vi phạm như lao động, đọc sách trong thời gian kỷ luật đôi khi không phát huy hiệu quả đối với những học sinh có cá tính mạnh.
Ngăn chặn bạo lực học đường không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Ảnh minh họa. |
Nguy cơ tiềm ẩn của bạo lực học đường
Bạo lực học đường đặt ra nguy cơ tiềm ẩn rất lớn đối với cộng đồng học sinh, nhà trường và gia đình. Các hậu quả có thể bao gồm:
– Tâm lý bất ổn và tổn thương dài hạn: học sinh có thể trở nên lo âu, trầm cảm, mất tự tin và dễ bị tổn thương về tinh thần trong suốt quá trình phát triển.
– Học tập sa sút: sợ hãi khi đến trường, mất tập trung trong học tập, từ đó dẫn đến kết quả học tập kém.
– Mâu thuẫn gia đình và xã hội: gia đình có thể xảy ra bất đồng quan điểm trong việc xử lý các vụ bạo lực, dẫn đến xung đột và làm xấu đi mối quan hệ trong gia đình.
– Gia tăng tệ nạn xã hội: nếu không được xử lý kịp thời, học sinh có thể bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như băng nhóm, cờ bạc hoặc ma túy.
Giải pháp phòng chống bạo lực học đường
Nhằm ngăn chặn và xử lý hiệu quả tình trạng bạo lực học đường, khoản 3 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP đã đề ra các giải pháp cụ thể và toàn diện. Các giải pháp bao gồm:
1. Tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức
– Tổ chức các buổi tối đàm, hội thảo, tư vấn tâm lý cho học sinh và giáo viên nhằm nâng cao nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường.
– Phối hợp với gia đình để xây dựng định hướng giáo dục tâm lý và kỹ năng ứng xử tích cực cho học sinh từ khi còn nhỏ.
– Triển khai các chiến dịch truyền thông rộng rãi trên mạng xã hội và các kênh truyền thông đại chúng để tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường.
2. Phát hiện và xử lý kịp thời
– Tăng cường công tác giám sát và lắng nghe ý kiến học sinh, giáo viên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
– Thành lập các tổ công tác đặc biệt, đường dây nóng và hòm thư góp ý để tiếp nhận phản ánh về các hành vi bạo lực học đường.
– Tăng cường kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các trường học, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp bạo lực học đường được phát hiện.
3. Hỗ trợ nạn nhân bạo lực học đường
– Cung cấp dịch vụ điều trị tâm lý và chăm sóc y tế kịp thời cho các học sinh bị ảnh hưởng bởi bạo lực.
– Phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và lực lượng công an để xử lý các trường hợp nghiêm trọng, đảm bảo môi trường giáo dục an toàn và lành mạnh.
– Xây dựng các câu lạc bộ, nhóm hỗ trợ trong nhà trường để tạo ra môi trường thân thiện và gắn kết học sinh, giúp các em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng cần sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội. Việc ngăn chặn và phòng chống bạo lực học đường không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Bằng cách nâng cao nhận thức, tăng cường giám sát và thực hiện các biện pháp hỗ trợ kịp thời, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện cho thế hệ trẻ.
Khắc phục tình trạng học lệch
Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng. Góp … |
Chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Từ ngày 1/1/2025, nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là một trong những tiêu chí … |
$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘
‘);
child.slice(half).wrapAll(‘
‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})
Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn