Trong phiên hôm nay, cổ phiếu HVN tiếp tục dẫn sóng thị trường khi là cổ phiếu đóng góp cho VN-Index nhiều điểm nhất.
Bảo hiểm dẫn sóng, VN-Index tăng hơn 5 điểm đầu tuần
VN-Index mở cửa phiên chiều tiếp tục trạng thái giằng co với lợi thế nghiêng về bên mua nhưng áp lực chốt lời gia tăng khiến chỉ số có lúc suy yếu về gần mốc tham chiếu và đóng cửa trong sắc xanh cùng tâm lý phân vân của nhà đầu tư.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 5,26 điểm (0,42%), lên mức 1.262,76 điểm. Thanh khoản thị trường giảm so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của toàn thị trường đạt 14,3 nghìn tỷ đồng.
Về mức độ ảnh hưởng, HVN, HPG, BVH và STB là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 1,7 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, VNM, SSI, VCB và PLX là những mã có tác động tiêu cực nhất nhưng mức tác động không quá đáng kể.
Ngành hàng không và dịch vụ công nghiệp tăng mạnh 2,67%, dẫn dắt bởi MVN (+9,26%), PHP (+3,91%), và ACV (+3,79%). Các cổ phiếu khác như NO1 và HAH cũng ghi nhận mức tăng lần lượt 4,61% và 1,62%.
Ngành tài nguyên cơ bản cũng gây ấn tượng với mức tăng 1,51%, nhờ KSV tăng trần 9,99%, CAP tăng 8,06%, và DHC tăng 6,7%. HPG đóng góp tích cực với mức tăng 1,12%, trong khi một số mã như HSG và SMC giảm nhẹ, lần lượt 0,53% và 2,11%.
Ngành bảo hiểm thu hút sự chú ý với mức tăng 3,36%, trong đó PVI dẫn đầu (+7,26%), tiếp theo là BVH (+3,71%) và BMI (+2,57%). Ngành ngân hàng tăng nhẹ 0,37% nhờ các mã như EIB (+2,63%), STB (+1,92%), và SSB (+1,5%). Một số mã lớn như BID, ACB, và CTG cũng góp phần duy trì đà tăng ổn định cho ngành, dù VCB giảm nhẹ 0,11%.
Ngành bất động sản tăng 0,47%, được dẫn dắt bởi NRC (+8,89%), HTN (+6,67%), và NVL (+3,96%). Các mã như API, DTD, và VPI cũng tăng lần lượt 5%, 3,03%, và 2,3%, trong khi DXG và DXS giảm điểm, phản ánh sự phân hóa trong dòng tiền.
Ngành dịch vụ tài chính chỉ tăng nhẹ 0,11%, với điểm nhấn từ AAS tăng mạnh 14,71%, EVF (+1,75%), và DSE (+1,73%). Tuy nhiên, một số mã như SSI (-1,52%) và APG (-2,27%) chịu áp lực bán, ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số ngành.
Ngành dầu khí là điểm trừ trong phiên hôm nay khi giảm 0,45%, chịu tác động từ các mã như PVC (-1,85%), OIL (-1,61%), và PVD (-0,84%). PLX và PVS cũng giảm nhẹ, lần lượt 0,64% và 0,59%, kéo lùi đà tăng của nhóm ngành này.
Khối ngoại cũng đua bán ròng trong phiên khởi sắc với 274 tỷ đồng trên sàn HoSE và 20 tỷ đồng sàn UPCoM. Nhóm mã bị bán ròng mạnh nhất thị trường là VCB, FPT, VTP, VRE, BID, VNM. Ngược lại, nhà đầu tư ngoại mua mạnh các mã HPG, HDG, CTG, NVL, BMP.
Những mã bị đẩy bán mạnh nổi bật là VCB 99 tỷ đồng, FPT 68 tỷ đồng, VTP 48 tỷ đồng, VRE 42 tỷ đồng, BID 42 tỷ đồng,…
HVN tiếp tục làm đầu tàu kéo chỉ số
Ảnh hưởng của các cổ phiếu tăng giá tốt nhất thị trường hôm nay chỉ có HVN là đáng kể. Mã này vốn hóa đứng thứ 21 trong VN-Index, cũng không lớn nhưng biên độ tăng 3,92% cũng đóng góp hơn 0,6 điểm cho chỉ số. HVN thậm chí vượt qua cả HPG tăng 1,12%.
Sau thông tin Chính phủ Trung Quốc quyết định đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn đợt 2 từ ngày 15/3, các cổ phiếu hàng không như HVN, VJC, ACV, AST, SAS, SGN, SCS,… đã đồng loạt bứt phá mạnh. HVN thậm chí còn tăng kịch trần “trắng bên bán” từ mấy phiên trở lại đây với dư mua hàng triệu đơn vị.
Vietnam Airlines dẫn đầu cụm với doanh thu 113.577 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 6.264 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm lần lượt 7% và 38,5%. Đây là lần đầu tiên hãng bay quốc gia thoát lỗ sau 4 năm.
Lượng khách nội địa tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022 và dự báo lượng khách quốc tế sẽ tăng nhanh (nhờ việc Trung Quốc mở cửa) trong năm 2023 sẽ hỗ trợ tích cực cho sự phục hồi lợi nhuận của ngành hàng không.
Mặc dù lợi nhuận các hãng hàng không được hỗ trợ bởi giá nhiên liệu giảm và công suất đội bay tăng nhưng SSI cho rằng vẫn duy trì ở mức thấp hoặc âm, do chi phí nhiên liệu vẫn ở mức cao hơn khoảng 20% so với trước đại dịch, trong khi doanh thu từ khách quốc tế sẽ phục hồi từ từ và bối cảnh ngành sẽ khá cạnh tranh trong giai đoạn đầu mở cửa lại.
Ngoài ra, một số biện pháp tiết kiệm chi phí, như khấu hao theo giờ bay trong Covid-19 có thể không còn hiệu quả khi bước vào giai đoạn phục hồi, thêm một áp lực chi phí đối với các hãng hàng không.
Theo kinhtedothi.vn