Mặc dù thị trường ghi nhận sắc xanh ở hầu hết các nhóm ngành, giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HoSE vẫn duy trì mức thấp với gần 10.300 tỷ đồng.
Thị trường phục hồi nhờ nhóm ngân hàng và công nghệ
Kết phiên giao dịch ngày 17/1, VN-Index tăng 6,75 điểm (0,54%), lên mức 1.249,11 điểm.
Sau trạng thái giằng co trong phiên sáng, đà tăng của thị trường được dẫn dắt bởi nhóm ngân hàng và công nghệ. Trong rổ VN30, 20 mã tăng giá, 7 mã giảm giá và 3 mã đứng giá, giúp VN30-Index tăng 10,2 điểm. Nổi bật, HDBank tăng mạnh 3,7%, dù phiên sáng có lúc giảm 1%. Các mã TCB, CTG, VPB, BID và ACB cũng đồng loạt tăng giá từ 1,1% đến 2,3%.
Nhóm công nghệ ghi nhận giao dịch tích cực, đặc biệt FPT tăng 1,7%, đóng góp 0,87 điểm cho VN-Index. Các cổ phiếu như ELC, ICT, và CMG cũng đồng loạt tăng giá tốt.
Cổ phiếu BSR chính thức chào sàn HoSE, tăng 1,4% với khối lượng giao dịch hơn 6 triệu đơn vị. Trong nhóm khu công nghiệp, SNZ tăng hơn 8%, DTD tăng 2,5%, và SIP tăng hơn 2%, tạo sức hút lớn từ nhà đầu tư.
Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 433 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 8.206 tỷ đồng, giảm 23% so với phiên trước. HNX-Index và UPCoM-Index cũng duy trì mức tăng nhẹ, lần lượt tăng 1,64 điểm và 0,69 điểm.
Việc FPT bứt phá đã giúp hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm công nghệ giao dịch tích cực. Trong đó, ELC được kéo lên mức giá trần. ICT tăng 5,8%, CMG tăng 2,9%… Giao dịch cũng diễn ra tích cực ở nhóm cổ phiếu bất động sản, trong đó, CEO đóng vai trò dẫn dắt nhóm ngành này đi lên. Chốt phiên, CEO tăng 4% lên 12.600 đồng/cổ phiếu. Các mã như TCH, NHA, HDC, HDG, NTL… cũng đồng loạt tăng giá ở phiên hôm nay.
Nhóm được cho là hưởng lợi từ đầu tư công tuy không tăng giá quá mạnh nhưng có sắc xanh áp đảo. KSB tăng 1,6%, LCG tăng 1,44%, PLC tăng 1,2%…
Tiếp sau đó, các cổ phiếu khu công nghiệp gồm SNZ, DTD, SIP, SZC, VGC… đều được kéo lên trên mốc tham chiếu. SNZ tăng hơn 8%, DTD tăng 2,5%, SIP cũng tăng hơn 2%.
Nhóm cổ phiếu cảng biển – vận tải biển, dệt may… cũng đồng loạt tăng giá tốt ở phiên hôm nay.
Phiên hôm nay đánh dấu chuỗi 9 phiên bán ròng liên tiếp của khối ngoại, với giá trị gần 559 tỷ đồng trên toàn thị trường. Các mã bị bán ròng mạnh nhất gồm FPT (141 tỷ đồng), ACV (79 tỷ đồng), và STB (65 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, HDB được mua ròng 30 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR có diễn biến lạ phiên chào sàn
Ngày 17/1/2025, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) với giá tham chiếu 21.300 đồng/cp. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của BSR, mở ra cơ hội thu hút dòng vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời gia tăng khả năng gia nhập các rổ chỉ số lớn như VN30.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu BSR tăng 1,4% lên 21.600 đồng/cp, mặc dù trước đó đầu phiên, cổ phiếu này từng tăng lên 22.450 đồng/cp, với khối lượng giao dịch đạt hơn 6 triệu đơn vị. Tuy nhiên, áp lực bán chiếm ưu thế khi khối ngoại ghi nhận bán ròng gần 1,2 triệu cổ phiếu, đánh dấu phiên bán ròng mạnh nhất của BSR kể từ tháng 5/2024, chấm dứt chuỗi 7 phiên mua ròng liên tiếp.
Trước thềm niêm yết, ngày 16/1/2025, BSR tổ chức sự kiện “BSR – Hành trình niêm yết và phát triển bền vững” tại TP Hồ Chí Minh, cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển. Theo Chứng khoán Vietcap (VCI), doanh thu năm 2024 của BSR ước đạt 125.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 369 tỷ đồng, giảm lần lượt 15% và 96% so với năm 2023. Nguyên nhân chính đến từ đợt bảo dưỡng tổng thể lần thứ 5 trong nửa đầu năm 2024 và sự sụt giảm crack spread của các sản phẩm dầu mỏ.
Năm 2025, BSR đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 837 tỷ đồng, với kỳ vọng phục hồi từ hoạt động sản xuất và tăng trưởng thị trường. Công ty cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 31.000 tỷ đồng lên 50.000 tỷ đồng để đầu tư vào dự án nâng cấp và mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, với tổng mức đầu tư 36.431 tỷ đồng.
Theo kinhtedothi.vn