Thứ tư, Tháng Một 22, 2025
21 C
Hanoi
Thứ tư, 22/01/2025, 13:46

Nghệ thuật kiến tạo không gian đô thị

Tác phẩm điêu khắc ngoài trời là những công trình nghệ thuật mang tính cộng đồng, tạo nên bản sắc riêng cho Thủ đô Hà Nội.

Tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ” được khánh thành vào tháng 7/2022. Ảnh: Thanh Tuấn
Tượng đài “Công an Nhân dân vì dân phục vụ” được khánh thành vào tháng 7/2022. Ảnh: Thanh Tuấn

Điêu khắc tìm đường đến công chúng

Theo các chuyên gia đô thị, để tạo dựng đô thị phát triển theo hướng “hiện đại, bản sắc”, thậm chí để tạo “Hồn phố”, để cộng đồng được hưởng thụ giá trị đích thực của nghệ thuật đường phố, cần quan tâm đến bộ môn nghệ thuật kiến trúc đường phố, trong đó có chuyên ngành “điêu khắc đường phố”.

Sự xuất hiện của các tượng đài sừng sững trong không gian công cộng sẽ tác động trực tiếp tới thị giác của người dân. Nếu công trình đẹp mắt, phù hợp với cảnh quan, họ sẽ đồng thuận. Còn ngược lại sẽ có nhiều ý kiến trái chiều. Điều này cũng dễ hiểu với sự ảnh hưởng của các công trình nghệ thuật trong thành phố. Nhà điêu khắc Nguyễn Thái Bình, giảng viên trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cho rằng, sự liên kết giữa các nhà quy hoạch kiến trúc và điêu khắc rất lỏng lẻo, dẫn đến việc, đáng lẽ phải quy hoạch một không gian thân thiện với cộng đồng thì người ta lại chỉ làm mỗi cái tượng.

Những tác phẩm điêu khắc công cộng (ĐKCC) trong vườn hoa, công viên, điểm tập trung đông người cũng được Hà Nội đầu tư làm mới như tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” ở vườn hoa Vạn Xuân (Hàng Đậu, Hà Nội), phù điêu “Hà Nội – Mùa đông 1946” tại chợ Đồng Xuân, tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ”, nhóm tượng Công nông binh ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô… đã trở thành linh hồn của khu vực, trở thành điểm “check-in” trong cuộc hành trình đến với Thủ đô của du khách trong và ngoài nước.

Là người thực hiện nhiều công trình nghệ thuật điêu khắc lớn trên khắp Thủ đô Hà Nội, nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ cho biết, khoảng hơn 10 năm trở lại đây tôi nhận được khá nhiều lời mời hợp tác, triển khai hệ điêu khắc ngoài trời và điêu khắc nội thất của các tập đoàn lớn với nội dung rất phong phú như tượng, phù điêu, đài nước lớn, chậu cây… với kích thước lớn. Đặc biệt là các khu đô thị mới không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về mặt bằng, về lịch sử.

“Vì vậy, ngay từ quy hoạch tổng thể ban đầu các tác phẩm phù điêu được thiết kế rất đồng nhất, có sự hòa hợp giữa điêu khắc, kiến trúc và cảnh quan tạo nên một diện mạo mới, cách nhìn mới cho không gian sống, giá trị thẩm mỹ thị giác được ưu tiên. Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng bởi nghệ thuật điêu khắc đã được đánh giá đúng tầm quan trọng của mình trong cảnh quan và kiến trúc, mang lại giá trị thẩm mỹ xứng tầm quốc tế.

Điển hình như ở một số khu đô thị mới hiện đại như Royal City (quận Thanh Xuân), khu đô thị Nam Cường (quận Hà Ðông), trong quy hoạch tổng thể ngay từ ban đầu đã dành quỹ đất cho cảnh quan và điêu khắc nhằm tạo điểm nhấn cho khu đô thị. Quảng trường Tứ Mã với quần thể điêu khắc mang phong cách châu Âu hay Công viên âm nhạc với các nhóm tượng về các chủ đề âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn… đều tương tác với cảnh quan, trở thành điểm check-in thu hút cư dân hay người tham quan” – nhà điêu khắc Nguyễn Văn Vũ cho biết.

Tuy nhiên, theo đánh gia của một số nhà nghiên cứu, một số công trình nghệ thuật ĐKCC ở Hà Nội vẫn dừng lại ở chất liệu của thế kỷ trước; một số tượng đài chủ yếu làm bằng bê tông, ít tính thẩm mỹ; một số điêu khắc hoành tráng vẫn là sản phẩm thủ công phóng to, hình khối, không gian nghệ thuật công cộng còn ít tính sáng tạo và thiếu gợi ý, gợi cảm, hình thức chủ yếu là kể tả… Đó là nguyên nhân khiến cho các tác phẩm điêu khắc này khó thích nghi với môi trường và chưa đến được với công chúng.

Nhóm tượng Công nông binh ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô, Hà Nội. Ảnh: Thanh Tuấn
Nhóm tượng Công nông binh ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô, Hà Nội. Ảnh: Thanh Tuấn

Phát huy giá trị điêu khắc công cộng

Theo các chuyên gia đô thị, hiện nay không gian đô thị ở Hà Nội vẫn thiếu những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao. Nguyên nhân cho cái thiếu này là do thiếu kết hợp đồng bộ giữa quy hoạch tổng thể, thiết kế thống nhất, điêu khắc, kiến trúc và cảnh quan.

Kiến trúc sư Nguyễn Luận, một chuyên gia kiến trúc-quy hoạch cho biết, vai trò của quy hoạch thẩm mỹ sẽ định hướng cho sự xuất hiện của các công trình ĐKCC phù hợp với cảnh quan như quy định về độ cao, về hướng, đặc biệt là ở các quảng trường. Cũng từ quy hoạch thẩm mỹ này sẽ cho biết, ở chỗ này cần có thêm tượng đài, công trình nghệ thuật làm đẹp, chỗ kia đã đủ.

“Khi chưa có quy hoạch thẩm mỹ trong thành phố, đừng bao giờ bàn công trình ĐKCC đẹp hay xấu. Vai trò của tượng đài được thể hiện rõ ràng hơn đối với các đô thị ở châu Âu, cứ đi 500m lại có một công trình nghệ thuật hoặc tượng. Tượng đài là ký ức, là niềm hãnh diện của cư dân. Nói như vậy để thấy, công trình ĐKCC có vai trò lớn trong đô thị, chúng ta biết cách xác định vị trí của tượng đài trong thành phố sẽ xây dựng được hình ảnh về Hà Nội đẹp hơn, ấn tượng hơn. Vì vậy, chúng ta cần xác định cho đúng vai trò của tượng đài trong thành phố, quan tâm nhiều hơn tới tính quảng bá, tôn vinh qua các công trình ĐKCC” – kiến trúc sư Nguyễn Luận cho biết.

Là người từng tham gia nhiều dự án điêu khắc công cộng ở Hà Nội, họa sĩ Quỳnh Liên cho rằng, ở Hà Nội cũng đã có các tác phẩm ĐKCC như tượng đài mang tính chất biểu trưng, tác phẩm điêu khắc trong công viên, bờ hồ….. tuy nhiên như vậy là còn quá ít.

Ngoài ra, công tác bảo vệ, bảo dưỡng các tác phẩm chưa tốt nên khá nhiều các tác phẩm sau một thời gian bị xuống cấp…; nội dung tác phẩm chưa phong phú, đa phần xoay quanh lịch sử, tình yêu, quê hương đất nước, trong khi đó nhu cầu cảm thụ về thị giác, về nghệ thuật của người dân là rất lớn, đòi hỏi sự sáng tạo, bắt kịp xu hướng của thế giới.

Để có nhiều tác phẩm mang giá trị nghệ thuật, các nhà quy hoạch cần dành quỹ không gian, tính toán vị trí, bối cảnh cho tác phẩm điêu khắc. Các nhà đầu tư mời gọi, đặt hàng, bắt tay với nghệ sĩ, các nhà điêu khắc để sáng tác những tác phẩm phù hợp bối cảnh riêng, vị trí riêng, văn hóa riêng của từng không gian, vừa có chiều sâu, giá trị biểu đạt rõ ràng, vừa có ngôn ngữ riêng. Từ đó, nghệ sĩ cũng cần tương tác, giao lưu với cộng đồng, là cầu nối mang nghệ thuật tiếp cận công chúng, góp phần quảng bá và đưa nghệ thuật điêu khắc hòa mình vào nhịp sống đương đại.

“Đã đến lúc nghệ thuật ĐKCC cần có sự quy hoạch đồng bộ giữa kiến trúc, không gian thông qua việc xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của điêu khắc nhằm nâng cao giá trị công trình cũng như đời sống tinh thần của nhân dân. Để làm được điều đó, theo tôi, nên có nhiều cuộc thi về chủ đề ĐKCC, như vậy sẽ khai thác được rất nhiều đóng góp, ý tưởng, chất liệu mới lạ. Ngoài ra, cần dựng mô hình thu nhỏ không gian cụ thể, vị trí sẽ đặt các tác phẩm và các mô hình cần được bày ngay chính nơi sau này sẽ triển khai để người dân được ngắm, góp ý kiến. Khi mô hình được hội đồng nghệ thuật, nhân dân nhất trí thì có thể dùng nguồn kinh phí của nhà nước hoặc xã hội hóa từng phần” – họa sĩ Quỳnh Liên chia sẻ.

$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘

‘);
child.slice(half).wrapAll(‘

‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})

Tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ” được khánh thành vào tháng 7/2022. Ảnh: Thanh Tuấn

Nhóm tượng Công nông binh ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô, Hà Nội. Ảnh: Thanh Tuấn

Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn

Mới nhất

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ lòng sông, hồ ngày ông Công ông Táo

Trong 2 ngày 21-22/1/2025, hơn 100 tình nguyện viên cùng người dân Hà Nội đã ra quân thực hiện chiến dịch “Kitchen God Day 2025 - Cứu dòng nước, Rước ông Táo”, nhằm tuyên truyền về ý nghĩa phong trào thả cá, bảo vệ môi trường lòng sông, hồ nhân dịp Tết ông Công ông Táo.

Tin liên quan