Thứ sáu, Tháng Một 24, 2025
19 C
Hanoi
Thứ sáu, 24/01/2025, 13:33

Kỳ cuối: Để văn hóa giao thông thành nền nếp

Muốn giảm thiểu vi phạm giao thông cần chuyển hóa việc chấp hành quy định của pháp luật về giao thông thành nếp sống, nét văn hóa.

CSGT lập biên bản lái xe vi phạm trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội
CSGT lập biên bản lái xe vi phạm trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội (Ảnh: CTV)

Việc nâng cao mức phạt là cần thiết

Dù tạo ra những chuyển biến tích cực rõ rệt trong ý thức của người tham gia giao thông nhưng những ngày qua, quy định mới tại Nghị định 168 cũng phải chịu áp lực không nhỏ từ những luồng dư luận trái chiều. Nhiều người cho rằng mức phạt quá cao, gây khó khăn cho người dân, đặc biệt là nhóm tài xế xe kinh doanh vận tải.

Theo dõi các tranh luận trên mạng xã hội những ngày qua xung quanh chủ đề tăng mức xử phạt vi phạm giao thông, anh Hoàng Văn Tới, một tài xế xe tải cho rằng, các ý kiến dường như đang tập trung về tín hiệu đèn giao thông, biển báo mà quên mức phạt đối với các vi phạm khác cũng rất cao.

Đơn cử như lỗi “Vận chuyển hàng hóa chằng buộc không chắc chắn” có mức phạt từ 18 triệu đến 22 triệu đồng, tăng 30 lần so với mức phạt cũ (từ 600.000 đến 800.000 đồng). Anh Tới chuyên vận chuyển chè búp cho các nhà máy gần nhà. Chè nhẹ nhưng cồng kềnh, mỗi lần vận chuyển, anh Tới đều chằng buộc cẩn thận nhưng đã mấy lần anh bị cơ quan chức năng xử phạt.

Sau khi Nghị định 168 có hiệu lực, lo bị xử phạt nên mới đây anh Tới đã bán chiếc xe ben cũ, đổi sang chiếc xe thùng khổ lớn. “Tôi đã gặp nhiều tình huống và không thể kiểm soát được lỗi chằng buộc, không còn cách nào khác là phải đổi xe” – anh Tới nói.

Theo luật sư Đinh Thị Nguyên, Giám đốc Công ty Luật TNHH Minh Nguyên Legalsun, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Nghị định 168 đã tạo ra chuyển biến tích cực của bộ mặt giao thông, vì vậy, việc nâng cao mức phạt là cần thiết. Mục tiêu của mức xử phạt nghiêm khắc là giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ cộng đồng và an toàn cho xã hội.

Luật sư Đinh Thị Nguyên nhấn mạnh, nếu người dân chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, không uống rượu, bia khi lái xe, không vượt quá tốc độ, không lạng lách thì sẽ không bị xử phạt. Những vi phạm do yếu tố bất khả kháng như đèn tín hiệu lỗi hoặc biển báo bị che khuất sẽ được xem xét và không bị xử lý khi có căn cứ rõ ràng.

“Tuy nhiên, tôi cho rằng, chỉ khi có sự đồng bộ giữa cải thiện hạ tầng giao thông, tuyên truyền hiệu quả và áp dụng pháp luật phù hợp, chúng ta mới có thể xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh” – luật sư Đinh Thị Nguyên cho biết.

Cần làm tốt công tác tuyên truyền

Trong quản lý trật tự hành chính, kinh nghiệm cho thấy, việc tăng mức xử phạt sẽ tác động mạnh đến ý thức chấp hành của người dân. Thực tế đã chứng minh điều này. Trước khi có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, rất hiếm người đội mũ bảo hiểm dù hầu hết đều biết, khi xảy ra tai nạn giao thông, mũ bảo hiểm hạn chế được rất nhiều vụ chấn thương sọ não.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, quy định kể từ ngày 15/12/2007, người đi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến đường đều bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Vào thời điểm đó, đã có nhiều ý kiến trái chiều quanh chủ trương này. Những lý do trì hoãn việc thực hiện quy định được đưa ra như: mỗi cơ quan phải có một chỗ để mũ bảo hiểm; đi đâu cũng phải kè kè ôm cái mũ vì sợ mất cắp, tốn kém không cần thiết…

Nhưng sau khi áp dụng quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm và xử phạt người không chấp hành, đến thời điểm hiện tại, số người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông chỉ còn một tỷ lệ rất thấp. Tương tự là quy định về xử phạt người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn trong máu. Và điều quan trọng là những lợi ích đã có thể được nhận thấy ngay lập tức.

Trở lại với quy định tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm giao thông, hiện nay ý thức tham gia giao thông của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam còn chưa cao. Việc vi phạm không chỉ ở những người tham gia giao thông mà còn ở cả những người… không tham gia giao thông nhưng chiếm dụng công trình giao thông. Phơi nông sản trên đường quốc lộ, dựng rạp đám cưới trên đường quốc lộ, dừng xe ăn nhậu trên đường cao tốc… là những ví dụ.

Nói như vậy để thấy việc vi phạm pháp luật giao thông khá đa dạng và mặc nhiên được một bộ phận không nhỏ người dân thừa nhận. Vì thế, rất cần có những hình thức xử lý nghiêm khắc để lập lại trật tự giao thông. Cùng với đó là việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, tạo sự đồng thuận trong đông đảo người dân là điều hết sức quan trọng và cần thiết.

“Muốn giảm thiểu vi phạm giao thông cần chuyển hóa hành vi tham gia giao thông thành văn hóa. Một khi thành văn hóa thì mọi người thực hiện không bởi sự bắt buộc mà như một lẽ tự nhiên. Muốn đạt tới điều này, rõ ràng phải thường xuyên, liên tục, chứ không phải câu chuyện phạt nặng hay nhẹ. Bởi tất cả các hình phạt sinh ra không phải để cố đạt đến chỉ số phạt làm sao được nhiều tiền nhất, phạt sao được nhiều người nhất mà là để người ta không vi phạm nữa. Điều này tôi nghĩ không dễ gì có ngay được. Nhưng rõ ràng, đích của chúng ta là phải đạt đến câu chuyện đó” – PGS.TS Trịnh Hòa Bình chia sẻ.

$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘

‘);
child.slice(half).wrapAll(‘

‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})

CSGT lập biên bản lái xe vi phạm trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội

Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn

Mới nhất

Galaxy S25 Ultra tiên phong sử dụng kính Gorilla Armor 2

Galaxy S25 Ultra là điện thoại đầu tiên sử dụng Corning Gorilla Armor 2- vật liệu mặt kính ceramic đầu tiên trong ngành sở hữu khả năng chống trầy xước và chống chói vượt trội dành cho thiết bị di động.

Tin liên quan