Thứ Ba, Tháng 2 25, 2025
13 C
Hanoi
Thứ Ba, 25/02/2025, 05:25

Năm 2065, Hà Nội sẽ có 15 tuyến đường sắt đô thị

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến 2030 tầm nhìn đến 2050, hệ thống đường sắt đô thị có 10 tuyến với hơn 410 km. TP Hà Nội đang điều chỉnh Quy hoạch chung, bổ sung 5 tuyến đường sắt dài 200 km. Như vậy đến năm 2045 tầm nhìn đến 2065, Hà Nội sẽ có 15 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 617 km.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: TL
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: TL

Theo đó, 10 tuyến đường sắt đô thị theo Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô gồm: Tuyến số 1 đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên dài hơn 38 km; tuyến số 2 Nam Thăng Long (kéo dài đi Sóc Sơn) dài hơn 47 km; tuyến số 2A, đoạn Cát Linh – Hà Đông, kéo dài Xuân Mai dài 33 km; tuyến số 3 đoạn Nhổn – ga Hà Nội kéo dài đến Sơn Tây 57 km; tuyến số 4 Mê Linh – Sài Đồng – Liên Hà dài 54 km; tuyến số 5 Văn Cao – Hòa Lạc dài 38 km; tuyến số 6 Nội Bài – Ngọc Hồi dài 43 km; tuyến số 7 Hà Đông – Mê Linh dài 28 km; tuyến số 8, đoạn Sơn Động – Mai Dịch kéo dài đến Dương Xá dài 39 km; tuyến số 9 Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai dài 32 km.

5 tuyến bổ sung theo điều chỉnh Quy hoạch chung gồm: Tuyến 1A Ngọc Hồi – sân bay thứ hai phía Nam dài 29 km; tuyến số 9 Mê Linh – Cổ Loa – Dương Xá dài 48 km; tuyến số 10 Cát Linh – Láng Hạ – Lê Văn Lương – Yên Nghĩa dài 12 km; tuyến số 11 vành đai 2 – trục phía Nam – sân bay thứ hai phía Nam dài 42 km và tuyến số 12 Xuân Mai – Phú Xuyên dài 45 km.

Hiện nay, đường sắt đô thị tại Hà Nội đang từng bước thể hiện tính ưu việt trong giao thông công cộng. Điển hình, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông mỗi ngày có hơn 35 ngàn hành khách sử dụng phương tiện đường sắt đô thị này để di chuyển.

Ngoài tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội với chiều dài 8,5km đã thu hút lượng lớn người dân sau khi vận hành. Năng lực vận chuyển của tuyến Nhổn – ga Hà Nội đạt 23.900 hành khách/giờ/hướng, với thời gian vận hành từ 5h30 – 22h như kế hoạch thì mỗi ngày có thể vận chuyển tối đa hơn 500.000 người.

Theo báo cáo của Ban Quản lý đường sắt Hà Nội (MRB), theo dõi quá trình vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – ga Hà Nội cho thấy, người dân đánh giá rất cao và hài lòng về loại hình vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị.

Riêng trong năm 2025, TP Hà Nội đang đặt quyết tâm khởi công 2 tuyến đường sắt đô thị. Tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo dài 11,5km, gồm 8,9km đi ngầm và 2,6km đi trên cao, với tổng cộng 7 ga ngầm và 3 ga trên cao. Phương tiện vận tải gồm 10 đoàn tàu 4 toa, đường sắt đôi khổ 1.435mm và 1 depot tại Xuân Đỉnh – Bắc Từ Liêm.

Theo kế hoạch, dự án có tổng mức đầu tư 35.000 tỷ đồng, tăng hơn 80% so với dự kiến ban đầu. Dự án được phê duyệt từ năm 2009 và dự kiến hoàn thành vào năm 2031. Sau khi được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án sẽ triển khai huy động lại tư vấn chung thực hiện điều chỉnh dự án để UBND Thành phố phê duyệt và triển khai thi công dự án từ năm 2025… Tuyến metro số 2 khi hoàn thành sẽ tạo thành trục xương sống quan trọng, kết nối khu vực nội đô, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và đô thị phía Bắc của Hà Nội.

Tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc) là dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương và Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư. Metro số 5 thiết kế theo tiêu chuẩn đường đôi khổ 1.435 mm, dài hơn 38km, trong đó 6,5km đi ngầm, 2km đi trên cao và gần 30km đi trên mặt đất. Công trình có tổng mức đầu tư 65.404 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách Thành phố Hà Nội. Metro Văn Cao – Hòa Lạc đi qua các quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm và các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất. Một phần tuyến chạy dọc theo khu vực trung tâm tập trung dân cư cao, đoạn tuyến còn lại đi qua các khu đô thị đang phát triển, đặc biệt là đô thị vệ tinh Hòa Lạc…

Tuyến số 5 hình thành sẽ kết nối và trung chuyển hành khách với các tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, 4, 6, 7, 8, cho phép hành khách di chuyển nhanh và thuận tiện từ các khu vực ngoại ô vào trung tâm Thành phố.

$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘

‘);
child.slice(half).wrapAll(‘

‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: TL

Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn

Mới nhất

Ngân hàng “đỏ mắt” tìm người tài

Hoạt động tái cơ cấu nhân sự tại các ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ. Những tiến bộ khoa học, công nghệ vượt bậc trong những năm qua đặt ra yêu cầu mới cho người lao động và cả nhà tuyển dụng, ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Tin liên quan