Việc bảo tồn giá trị khu phố cổ và phố cũ Hà Nội trong quá trình tái thiết đô thị sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, không chỉ gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc cũ mà còn tạo ra bản sắc riêng cho Thủ đô Hà Nội.
Đình Kim Ngân được coi là một trong những ngôi đình cổ kính, rộng nhất trên địa bàn phố cổ Hà Nội. Ảnh: K.Tiến |
Cấu trúc đô thị điển hình của một đô thị cổ
Hà Nội được ghi nhận là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu và sưu tầm các di sản văn hóa cũng như công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Chính vì vậy, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản khu phố cổ Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như các nhà khoa học và của cả cộng đồng.
Đặc biệt, trong thời gian qua, công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản trong khu phố cổ Hà Nội và khu vực hồ Hoàn Kiếm đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó, nhiều di tích và không gian đô thị trong khu phố cổ Hà Nội, sau khi tu bổ, tôn tạo đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, giao lưu nghệ thuật, tổ chức triển lãm, hội thảo, tọa đàm giới thiệu nghề truyền thống gắn với phố nghề, làng nghề, góp phần phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu phố cổ Hà Nội.
Tiêu biểu như: ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây, đình Kim Ngân 42 hàng Bạc, Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội 50 Đào Duy Từ, Đền Quan đế 28 Hàng Buồm, đình Đồng Lạc 38 Hàng Đào, Trung tâm văn hóa Nghệ thuật (Hội quán Quảng Đông) 22 Hàng Buồm, đình Nam Hương 75 Hàng Trống…
Theo GS. TS. KTS Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch hội Kiến trúc sư Việt Nam, không thể phủ nhận thành công của các dự án bảo tồn, tôn tạo và chỉnh trang khu phố cổ Hà Nội. Đó là kết quả hợp tác hiệu quả giữa chính quyền với cam kết chính trị mang tính chỉ đạo, dẫn dắt, nhà đầu tư với ý thức đóng góp xã hội bên cạnh mục tiêu lợi nhuận vừa phải và người dân với sự tham gia trực tiếp của mình vì lợi ích của cộng đồng.
“Nhiều di tích và không gian đô thị trong khu phố cổ Hà Nội, sau khi tu bổ, tôn tạo đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, giao lưu nghệ thuật, tổ chức triển lãm, hội thảo, tọa đàm giới thiệu nghề truyền thống gắn với phố nghề, làng nghề, góp phần phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu phố cổ Hà Nội” – GS. TS. KTS Nguyễn Quốc Thông nhấn mạnh.
Du khách nước ngoài tham quan đình Kim Ngân. Ảnh: Vương Lộc |
Phát triển bền vững, hiệu quả
Theo thời gian, diện mạo khu phố cũ cũng đang dần biến đổi do bị tác động bởi khí hậu, thời tiết, quá trình đô thị hóa, sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số… Một số công trình hiện bị xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, để đáp ứng các yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần của xã hội, bảo tồn di tích không những là bảo tồn di tích đó mà cần bảo tồn cả không gian xung quanh nó.
Để trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và khôi phục lại nguyên trạng kiến trúc cổ kính của đình Kim Ngân, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã phải di dời 25 hộ dân, trả lại không gian cho ngôi đình. Sau khi dỡ bỏ các gian nhà của 25 hộ dân, đã lộ ra nhiều chi tiết kiến trúc có giá trị về mặt lịch sử – văn hóa, kiến trúc – nghệ thuật bị ẩn dấu lâu nay bởi sự xâm lấn của các hộ dân. Chính vì vậy, sau trùng tu, di tích lâu đời này đã làm nên nét đẹp cổ kính của con phố Hàng Bạc và đình Kim Ngân được xếp hạng là di tích về kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
“Chuyện đình trong phố” là dự án tạo sức sống mới cho các ngôi đình trong khu phố cổ Hà Nội. Các ngôi đình sau khi được trùng tu, cải tạo đã được quận Hoàn Kiếm và các nghệ sĩ sử dụng làm nơi tổ chức các hoạt động triển lãm, giới thiệu, quảng bá các nghề truyền thống gắn với phố nghề và tổ nghề đang được thờ phụng tại đình. Đình giờ đây không chỉ là nơi thờ tổ nghề mà có thêm chức năng là không gian sáng tạo để các nghệ sĩ tổ chức triển lãm, đối thoại với câu chuyện của chính ngôi đình.
Để trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và khôi phục lại nguyên trạng kiến trúc cổ kính của đình Kim Ngân, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã phải di dời 25 hộ dân, trả lại không gian cho ngôi đình. Sau khi dỡ bỏ các gian nhà của 25 hộ dân, đã lộ ra nhiều chi tiết kiến trúc có giá trị về mặt lịch sử – văn hóa, kiến trúc – nghệ thuật bị ẩn dấu lâu nay bởi sự xâm lấn của các hộ dân. Chính vì vậy, sau trùng tu, di tích lâu đời này đã làm nên nét đẹp cổ kính của con phố Hàng Bạc và đình Kim Ngân được xếp hạng là di tích về kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
“Chuyện đình trong phố” là dự án tạo sức sống mới cho các ngôi đình trong khu phố cổ Hà Nội. Các ngôi đình sau khi được trùng tu, cải tạo đã được quận Hoàn Kiếm và các nghệ sĩ sử dụng làm nơi tổ chức các hoạt động triển lãm, giới thiệu, quảng bá các nghề truyền thống gắn với phố nghề và tổ nghề đang được thờ phụng tại đình. Đình giờ đây không chỉ là nơi thờ tổ nghề mà có thêm chức năng là không gian sáng tạo để các nghệ sĩ tổ chức triển lãm, đối thoại với câu chuyện của chính ngôi đình.
Không thể phủ nhận, trong tiến trình phát triển qua hơn 10 thế kỷ của Hà Nội, khu vực phố cổ như một thực thể sống mạnh mẽ, là nơi chứa đựng nhiều giá trị di sản đặc sắc. Trước thách thức của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập, với bản sắc riêng vốn có của mình, khu phố cổ Hà Nội luôn thích nghi để tồn tại và phát triển.
PGS. TS Đặng Văn Bài (Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia) cho biết: “Nhìn từ góc độ di sản đô thị, phố cổ Hà Nội là bộ phận cấu trúc đô thị điển hình của một đô thị cổ. Với hình thức kiến trúc dân gian, Phố cổ Hà Nội phản ánh dạng thức kiến trúc của nhiều thời kỳ lịch sử của Thủ đô”. |
$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘
‘);
child.slice(half).wrapAll(‘
‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})
Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn