Thứ sáu, Tháng chín 20, 2024
28 C
Hanoi
Thứ sáu, 20/09/2024, 04:31

Bộ trưởng NN&PTNT: chủ động ứng phó bão số 3, hạn chế thấp nhất thiệt hại

Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, khả năng cao sẽ ảnh hưởng đến đất liền nước ta trong những ngày tới. Các bộ ngành, địa phương cần tập trung triển khai đồng bộ giải pháp ứng phó trên tinh thần chủ động cao nhất nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Bão số 3 dự kiến đổ bộ đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh - Ninh Bình.
Bão số 3 dự kiến đổ bộ đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh – Ninh Bình.

Bão dự kiến đổ bộ từ tỉnh Quảng Ninh Ninh Bình

Thông tin tại cuộc họp vào chiều 4/9, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, bão số 3 (có tên quốc tế là Yagi) hiện đang di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 – 15km/giờ.

Trong 48 giờ tới, hầu hết các dự báo, các mô hình của quốc tế đều chung nhận định là bão sẽ tiếp tục tăng cường độ; không loại trừ khả năng bão mạnh lên cấp siêu bão. Khoảng chiều tối ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ, từ Quảng Ninh đến Ninh Bình. 

 

“Bão số 3 dự kiến sẽ đổ bộ vào trọng điểm phát triển kinh tế tại khu vực Bắc Bộ, không chỉ công nghiệp – thương mại – du lịch, mà còn sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Do đó, nếu chủ quan, thiệt hại có thể sẽ rất nặng nề…” – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp.

“Do ảnh hưởng của bão số 3 nên từ ngày 7/9, tại khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa lớn. Tuy nhiên về lượng mưa thì cơ quan khí tượng thuỷ văn cần tiếp tục theo dõi thêm. Hướng di chuyển của bão trong những ngày tới sẽ quyết định cường độ mưa…” – ông Khiêm nói thêm.

Bão cường độ mạnh đổ bộ có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế. Hiện, khu vực ven biển, trên biển các tỉnh, TP từ Quảng Ninh đến Nghệ An đang có khoảng 49.300ha nuôi trồng thuỷ sản, 19.114 lồng, bè và 3.800 chòi canh. Nguy cơ thiệt hại rất cao khi bão đổ bộ mạnh cấp 12 – 13, giật cấp 16.

Đại diện Cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) đánh giá nguy cơ mất an toàn hồ chứa thuỷ lợi cũng rất đáng lo ngại. Theo đó, tại Bắc Bộ hiện có 197 hồ chứa thuỷ lợi hư hỏng, xuống cấp hoặc đang thi công; con số này ở Bắc Trung Bộ là 203 hồ chứa. Ngoài ra, tại các các địa phương khu vực Bắc Bộ hiện có 32 trọng điểm đê điều xung yếu và nhiều vị trí đê, kè đã xảy ra sự cố nhưng chưa được xử lý, khắc phục, nguy cơ mất an toàn cao.

Chủ động cấm biển, sơ tán người dân

Tại cuộc họp ứng phó bão số 3 vào chiều 4/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Cường cho biết, sau khi Thủ tướng có công điện, địa phương đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó trên tinh thần sẵn sàng cao nhất.

“Hiện, tỉnh đã chỉ đạo rà soát tàu thuyền trên biển, an toàn các công trình đang thi công, mới thi công xong. Ngành giao thông cũng đã sẵn sàng bố trí ứng trực tại các vị trí xung yếu. Đối với cầu Bãi Cháy, nếu gió cấp 6 sẽ cấm phương tiện qua lại…” – ông Cường nói thêm.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp ứng phó bão số 3.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp ứng phó bão số 3.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ cho biết, sáng nay địa phương đã tổ chức đoàn đi kiểm tra phòng, chống bão số 3. Các ngành theo chức năng nhiệm vụ cũng đang triển khai rà soát biện pháp ứng phó với diễn biến của cơn bão.

Cũng theo ông Thọ, an toàn cho tàu thuyền và du khách là vấn đề được TP Hải Phòng đặc biệt quan tâm. Trong hôm nay và ngày mai, địa phương sẽ chỉ đạo toàn bộ tàu thuyền di chuyển vào nơi tránh trú van toàn. Toàn bộ du khách cũng sẽ được đưa vào đất liền trong ngày mai.

Cùng với Quảng Ninh, Hải Phòng, tại cuộc họp chiều 4/9, một số bộ ngành, địa phương cũng cho thấy tinh thần chủ động ứng phó cao đối với bão số 3. Nhấn mạnh bão số 3 là cơn bão rất mạnh, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương tuyệt đối không chủ quan, đồng thời cần chủ động cao nhất trong công tác ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Nhiệm vụ trọng tâm những giờ tới là kiên quyết kêu gọi, hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện (bao gồm cả tàu du lịch, tàu vận tải) còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn.

Các địa phương kiên quyết không để người dân ở lại trên các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ; có phương án đảm bảo an toàn cho khách du lịch và người dân trên các đảo. Tuỳ theo diễn biến của bão chủ động cấm biển, cấm các hoạt động tập trung đông người, nhất là các tỉnh, TP từ Quảng Ninh đến Nghệ An.

Đối với vùng đồng bằng, miền núi, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị cần triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.

Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn. Đồng thời, kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí, các địa phương tăng cường công tác truyền thông, không chỉ về diễn biến của bão số 3 mà còn tuyên truyền, hướng dẫn về nhưng biện pháp ứng phó để người dân biết, chủ động triển khai, đảm bảm an toàn cho người thân, gia đình… 

 

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 3 và các ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai có thể xảy ra, ngày 3/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã, sở, ban, ngành tập trung triển khai kịp thời, hiệu quả các phương án, kế hoạch, biện pháp ứng phó. Nhiệm vụ trọng tâm là thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình thời tiết, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh. Đồng thời, kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực trũng thấp, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.

#box1725439110710{background-color:#ebffec}
#box1725439227146:before,#box1725439227146:after{background-color:#db9e9e}

Theo kinhtedothi.vn

Mới nhất

Tặng thuốc, vật tư y tế thiết yếu cho huyện ngập lụt Hà Nội

Theo Sở Y tế Hà Nội, mới đây, Sở đã thăm, trao tặng thuốc, vật tư y tế thiết yếu hỗ trợ Trung tâm y tế của một số huyện như Ứng Hòa và Mỹ Đức, để cấp phát, điều trị cho người dân vùng bị ngập lụt.

Tin liên quan