Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
23 C
Hanoi
Thứ bảy, 23/11/2024, 12:05

Chất lượng văn bản chi tiết giúp Luật Thủ đô phát huy trong thực tiễn

TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng Khoa Pháp luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, chất lượng của các văn bản quy định chi tiết là yếu tố quyết định để Luật Thủ đô 2024 phát huy được tác dụng trong thực tiễn. Văn bản được ban hành không chỉ để Luật có hiệu lực mà còn thể hiện được tầm nhìn chiến lược, hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững.

Chất lượng văn bản chi tiết giúp Luật Thủ đô phát huy trong thực tiễn
Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên, phát biểu tại hội thảo “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, diễn ra vào ngày 14/11/2024. Ảnh: N.M

Đảm bảo tính minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, dễ tiếp cận

Phát biểu tham luận trong hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức ngày 14/11, TS. Đoàn Thị Tố Uyên, Trưởng Khoa Pháp luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, các cơ quan xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô cần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Theo TS. Đoàn Thị Tố Uyên, ban hành văn bản quy định chi tiết không chỉ là bước “lập pháp bổ sung” mà còn giúp các quy định pháp luật “khung” được thực thi một cách đồng bộ, nhất quán và hiệu quả. Đây là một trong những hoạt động không thể thiếu trong quy trình tổ chức thi hành Luật Thủ đô 2024 và các văn bản pháp luật khác.

Trong quá trình này, cần đảm bảo rằng văn bản chi tiết được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong Luật có thể áp dụng ngay khi Luật Thủ đô có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng Luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.

Các cơ quan tham gia soạn thảo và ban hành văn bản quy định chi tiết cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020. Đặc biệt, các văn bản phải đảm bảo tính minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, dễ tiếp cận và thực hiện, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, lồng ghép yếu tố bình đẳng giới trong quy định pháp luật. Đây là những yếu tố giúp tăng cường tính khả thi của văn bản khi triển khai, tránh việc ban hành các quy định quá phức tạp, khó áp dụng trong thực tế.

Tính minh bạch, theo đó, không chỉ thể hiện qua nội dung mà còn ở quá trình ban hành, bao gồm việc công khai và lấy ý kiến phản hồi từ cộng đồng, tạo điều kiện để cá nhân và tổ chức đóng góp ý kiến, từ đó nâng cao tính dân chủ và sự đồng thuận xã hội đối với các quy định của Luật Thủ đô 2024.

Chất lượng văn bản chi tiết giúp Luật Thủ đô phát huy trong thực tiễn
Khu vực công viên Cầu Giấy, Hà Nội thu tạo không gian thư giãn, giải trí của người dân, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của đô thị lớn. Ảnh: Công Phương

Đảm bảo tiến độ ban hành văn bản

TS. Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, để đảm bảo tiến độ ban hành văn bản quy định chi tiết, Bộ Tư pháp giữ vai trò quan trọng trong việc theo dõi và đôn đốc các bộ, ngành liên quan. Bộ có trách nhiệm giám sát tiến độ và chất lượng của văn bản, báo cáo định kỳ hàng quý và hàng năm cho Chính phủ. Trách nhiệm báo cáo giúp đảm bảo tính minh bạch và kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình soạn thảo và ban hành.

Kế hoạch ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô 2024 của UBND TP Hà Nội đã được phân định rõ ràng. Đối với những nội dung có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các cơ quan phải nỗ lực để ban hành văn bản kịp thời. Đối với các nội dung phức tạp hơn, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, quá trình xây dựng văn bản cần được thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo không chỉ tuân thủ quy định pháp luật mà còn phù hợp với điều kiện thực tiễn và yêu cầu phát triển của Hà Nội.

Sở Tư pháp đóng vai trò điều phối và phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đảm bảo lập danh mục các văn bản cần ban hành và cùng với các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện, tập trung rà soát những nội dung quan trọng, cần thiết để ưu tiên ban hành sớm, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi Luật Thủ đô có hiệu lực.

Chất lượng của các văn bản quy định chi tiết là yếu tố quyết định để Luật Thủ đô 2024 phát huy được tác dụng trong thực tiễn. Các văn bản này cần bám sát 9 chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi) để xây dựng nội dung cụ thể, phù hợp và có tính đặc thù vượt trội, đồng thời thể hiện tính đồng bộ và khả thi cao. Việc ban hành văn bản không chỉ cần thiết để luật có hiệu lực mà còn phải thể hiện được tầm nhìn chiến lược, hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững.

Đây là những vấn đề cốt yếu và các yếu tố cần quan tâm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô 2024. Qua đó, các văn bản này không chỉ có vai trò hướng dẫn mà còn là nền tảng pháp lý giúp các chính sách và mục tiêu phát triển của Thủ đô Hà Nội được thực hiện một cách hiệu quả, kịp thời, đồng bộ và bền vững trong thực tế.

Giới thiệu Luật Thủ đô 2024 tới công chức tư pháp - hộ tịch, tổ trưởng tổ hòa giải Giới thiệu Luật Thủ đô 2024 tới công chức tư pháp – hộ tịch, tổ trưởng tổ hòa giải
Tập trung thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền Luật Tập trung thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền Luật

$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘

‘);
child.slice(half).wrapAll(‘

‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})

Chất lượng văn bản chi tiết giúp Luật Thủ đô phát huy trong thực tiễn

Chất lượng văn bản chi tiết giúp Luật Thủ đô phát huy trong thực tiễn

Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn

Mới nhất

Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

Lần đầu tiên người dân tự biết cách đo mức độ hấp thụ carbon từ các loài cây khác nhau trong rừng ngập mặn, tạo ra nền móng cơ bản mang tính khoa học để Cục Lâm nghiệp đưa ra hướng dẫn cách đo carbon trong rừng ngập mặn cho toàn quốc. Với sự tham gia tích cực của cộng đồng, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm đáng kể trong khi thu nhập bình quân của các hộ gia đình dựa vào sinh kế liên quan đến rừng ngập mặn tăng rõ rệt. Đây là những kết quả nổi bật được chia sẻ tại lễ tổng kết dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long – giai đoạn 1” diễn ra tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Tin liên quan