Chủ Nhật, Tháng Một 19, 2025
22.7 C
Hanoi
Chủ Nhật, 19/01/2025, 16:16

Động lực mới cho phát triển làng nghề Hà Nội

Thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều cơ chế, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị của các làng nghề. Mới đây, “Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” tiếp tục được ban hành, mang theo nhiều kỳ vọng.

Sản phẩm nón lá của nghệ nhân làng Chuông (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội).
Sản phẩm nón lá của nghệ nhân làng Chuông (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội).

Doanh thu hơn 24.000 tỷ đồng/năm

Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn TP hiện có 327 làng nghề, làng nghề truyền thống thuộc địa bàn 24/30 quận, huyện, thị xã được UBND TP Hà Nội công nhận. Hà Nội hiện hội tụ 47 trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước.

Những năm qua, các làng nghề trên địa bàn Hà Nội phát triển tương đối ổn định. Tổng doanh thu của 327 làng nghề đã được UBND TP công nhận ước đạt trên 24.000 tỷ đồng.

Một số làng nghề có doanh thu cao như: Làng nghề bánh kẹo dệt kim La Phù (huyện Hoài Đức) đạt trên 1.300 tỷ đồng; Làng nghề cơ khí nông cụ Phùng Xá (huyện Thạch Thất) đạt 1.200 tỷ đồng; Làng nghề truyền thống mỹ nghệ Thiết Úng (huyện Đông Anh) đạt 1.100 tỷ đồng…

Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Hà Tiến Nghi cho biết, sản phẩm của các làng nghề ngày một đa dạng về chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt; một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

“Các làng nghề đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giúp nhiều xã hoàn thành chỉ tiêu thuộc Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội…” – ông Hà Tiến Nghi nói thêm.

Tổng doanh thu từ các làng nghề Hà Nội mang lại đạt hơn 24.000 tỷ đồng mỗi năm.
Tổng doanh thu từ các làng nghề Hà Nội mang lại đạt hơn 24.000 tỷ đồng mỗi năm.

Kỳ vọng từ Đề án tổng thể

Bên cạnh nhiều thành tựu đạt được, công tác bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, phát triển thiếu bền vững. Mẫu mã, bao bì, nhãn mác còn chưa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Việc quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chưa đáp ứng tình hình mới. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề có xu hướng ngày càng nghiêm trọng. Nhiều làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một; thu nhập của lao động còn bấp bênh…

Trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn và tạo tiền đề để phát triển bền vững các làng nghề, vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Quyết định số 282/KH-UBND phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, những năm qua, TP đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề. Tuy nhiên, các nội dung hỗ trợ còn nhỏ lẻ, lồng ghép trong các chính sách chung, khiến việc khai thác giá trị làng nghề còn hạn chế.

Chính vì vậy, Đề án vừa được thông qua sẽ là đòn bẩy, đóng vai trò quan trọng và cấp thiết, vừa góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế xã hội, vừa góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động tại các làng nghề, làng có nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai Đề án. Trong đó, ưu tiên thực hiện 5 nhóm nội dung chính và 8 nhiệm vụ được đề cập trong Đề án, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng, hiệu quả, đạt các mục tiêu cụ thể đã đề ra…” – Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết thêm.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội làng nghề và thủ công mỹ nghệ Hà Nội Hà Thị Vinh cho rằng, việc thông qua “Đề án tổng thể phát triển làng nghề giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” tiếp tục khẳng định sự quan tâm lớn của TP đối với lĩnh vực làng nghề.

“Việc thông qua Đề án có ý nghĩa quan trọng, là tin vui cho các làng nghề của Hà Nội. Chúng tôi kỳ vọng thời gian tới, việc tổ chức thực hiện sẽ được từng cơ quan, đơn vị, tổ chức cụ thể hoá. Chính quyền các cấp sẽ nắm chắc Đề án để triển khai, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho các thành phần kinh tế tham gia…” – bà Hà Thị Vinh kỳ vọng.

 

Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội đặt mục tiêu: Giai đoạn 2025 – 2030, Hà Nội khôi phục, bảo tồn được ít nhất 5 nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; công nhận mới ít nhất 10 nghề và 25 làng nghề, làng nghề truyền thống; phát triển được ít nhất 3 làng nghề gắn với du lịch, hình thành 10 tour tuyến du lịch làng nghề, trải nghiệm.

Đến năm 2050, Hà Nội sẽ khôi phục, bảo tồn được ít nhất 10 nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; công nhận mới từ 10 nghề và 20 làng nghề, làng nghề truyền thống trở lên. Đồng thời, phát triển ít nhất 20 làng nghề gắn với du lịch, hình thành 20 tour tuyến du lịch làng nghề, trải nghiệm…

#box1737172974961{background-color:#ffebeb}

Theo kinhtedothi.vn

Mới nhất

“Tết Quân – Dân” Xuân Ất Tỵ 2025 diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa

Ngày 18/1, Bộ Tư lệnh TP.HCM, Công an TP.HCM, Bộ đội Biên phòng TP.HCM phối hợp với cấp ủy, chính quyền huyện Cần Giờ - Nhà Bè tổ chức chương trình “Tết Quân – Dân” Xuân Ất Tỵ 2025. Báo Công lý đồng hành cùng chương trình từ 2 năm nay.

Tin liên quan