Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
26 C
Hanoi
Thứ sáu, 22/11/2024, 14:59

Gia Lai tăng cường quản lý hoạt động của phương tiện thủy nội địa

Những năm qua, Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai đã đề ra nhiều biện pháp nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phương tiện thủy nội địa, nhắc nhở các đơn vị rà soát, kiểm tra và hoàn thiện các thủ tục liên quan nhằm bảo đảm điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa, các quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, hiện nay có hàng trăm phương tiện thủy nội địa tự phát phục vụ nhu cầu đi lại, đánh bắt thủy sản, khai thác khoáng sản, vận chuyển người và hàng hóa tại các lòng hồ, sông suối.

Vì vậy, trong những năm qua, UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các địa phương luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phương tiện thủy nội địa, nhắc nhở các đơn vị quản lý khai thác phương tiện thủy nội địa trên địa bàn rà soát, kiểm tra và hoàn thiện các thủ tục liên quan nhằm bảo đảm điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa, các quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

W_anh-3.-bao-giay-gtvt-gl.jpg
Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam, Ban ATGT tỉnh, Sở GTVT làm việc với lãnh đạo UBND huyện Ia Grai về công tác đường thủy nội địa trên địa bàn.

Cùng với đó, UBND các huyện, thị xã và thành phố theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chỉ đạo, tổ chức phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện hoạt động của các phương tiện thủy nội địa (đặc biệt là sử dụng phương tiện thủy nội địa hoạt động chở khách du lịch, vui chơi giải trí…). Từ đó, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm về điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa.

Các cơ quan có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân sinh sống khu vực bờ sông, lòng hồ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa với phương tiện thô sơ, phương tiện gia dụng, đặc biệt tuyên truyền các hộ gia đình, cha mẹ, thầy cô giáo nghiêm cấm hiện tượng các em học sinh tự ý sử dụng các phương tiện thô sơ, phương tiện gia dụng tham gia giao thông đường thủy nội địa.

W_anh-4.-bao-giay-gtvt-gl.jpg
Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai tặng áo phao cho người dân.

Song song với đó, chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa cho người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Cương quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như:

Chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, chở quá số người được phép chở; phương tiện không thực hiện đăng ký, đăng kiểm hoặc quá thời hạn đăng kiểm; Người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn, giao người chưa đủ tuổi hoặc quá tuổi theo quy định điều khiển phương tiện; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm hoặc có trang bị nhưng không yêu cầu hành khách sử dụng; không trang bị đủ số lượng áo phao trẻ em theo quy định; áo phao, dụng cụ nổi cá nhân để ở chỗ không thuận tiện, dễ nhìn thấy, dễ lấy; sử dụng rượu bia và các chất gây nghiện khác khi điều khiển phương tiện.

W_anh-1.-bao-giay-gtvt-gl.jpg
Sau khi tặng áo phao,Thanh tra Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, tuyên truyền cho dân các quy định trong quá trình tham gia đường thủy nội địa và mặc áo đúng cách để phòng chống tai nạn đuối nước.

Trong thời gian qua, thông tin từ Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai, đơn vị này đã tổ chức 04 cuộc tuyên truyền trực tiếp tại các bến đò tự phát trên địa bàn xã Ia Khai (Ia Grai) và phối hợp với UBND xã Ia Khai, xã Ia Kreng (Chư Păh) phát 500 tờ rơi tuyên truyền một số quy định về an toàn giao thông khi tham gia giao thông đường thủy và một số mức phạt hành vi vi phạm hành chính. Thông qua công tác tuyên truyền, Thanh tra Sở đã tặng miễn phí 200 áo phao, dụng cụ nổi cho các chủ đò.

Ông K. một người dân ở huyện Ia Grai, cho biết: Trước đây, bến đò tự phát, dân không hiểu biết các quy định của pháp luật nên không mặc áo phao, cùng với đó là sự tự tin quá mức vì cho rằng mình biết bơi nên chèo thuyền để đi từ bên này bờ sang bên kia bờ giữa hồ Sê San rộng lớn. Vì vậy, đã có những sự cố đáng tiếc xảy ra, trong đó nhiều người bị đuối nước, tài sản bị nhấn chìm.

“Nguyên nhân các vụ tai nạn trước đây, có thể là do bất cẩn, không quen đường hoặc lái ẩu. Bởi lẽ, đa phần người điều khiển phương tiện thủy nội địa thời điểm đó đều chưa tham gia các khóa học để được cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, tuyên truyền của các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương nên người dân đã chấp hành nghiêm các quy định trong việc chèo thuyền đi lại giữa hồ. Điều này, đã giảm mạnh các sự cố đáng tiếc xảy ra”, ông K. cho biết thêm.

Được biết, ở khu vực lòng hồ Sê San, giáp ranh giữa huyện Ia Grai, Chư Păh của tỉnh Gia Lai với huyện Ia Hdrai của tỉnh Kon Tum. Đa số, những hộ dân gần đây, họ dùng thuyền để chuyển nông sản và đánh bắt thủy sản, có một số ít dùng thuyền chở người. Những năm qua, Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam và UBND huyện Ia Grai tiến hành khảo sát thực tế về mẫu mã, chất lượng của thuyền và chứng chỉ người điều khiển phương tiện, để có hướng xử lý kịp thời, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và tài sản khi qua sông nước.

W_anh-2.-bao-giay-gtvt-gl.jpg
Người dân vui vẻ, chăm chú đọc các tờ rơi tuyên truyền do Sở Giao thông vận tải trao tặng.

Ông Trần Đình Sơn, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai cho biết, Sở đã phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam đi kiểm tra, xác minh điều kiện của các phương tiện nhiều lần; Phối hợp với Cục Đường thủy nội địa, Trường CĐ Giao thông 2 ở TP. Hồ Chí Minh và các trường đào tạo phụ cận theo quy định để thông tin, hướng dẫn người dân đăng ký học, đào tạo.

Thời gian tới, Sở Giao thông sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền người điều khiển phương tiện, để vận động những người này đăng ký đào tạo, sau đó sẽ kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận chuyên môn cho người lái phương tiện.

Cử lực lượng Thanh tra giao thông tham gia tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa. Cùng với đó, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam, kiểm tra các điều kiện về phương tiện đăng kiểm và cải tạo, chữa chữa các phương tiện thủy nội địa trên địa bàn.

Phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định về hoạt động đường thủy nội địa, trong đó chú trọng đến quy định, điều kiện về phương tiện, người điều khiển…

Tiếp tục phối hợp với UBND huyện Ia Grai thông báo, thống kê các phương tiện thủy nội địa tự phát chưa được kiểm tra thực tế để đề nghị Chi cục Đăng kiểm số 4 tiếp tục thực hiện khảo sát, kiểm tra phương tiện. Trước mắt, phối hợp thông báo cho 60 chủ phương tiện đã được kiểm tra bố trí phương tiện, kinh phí để đề nghị Chi cục Đăng kiểm số 4 thực hiện đăng kiểm.

Theo Congly.vn

Mới nhất

Hà Nội: 98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

Năm 2023, UBND TP Hà Nội đã công nhận 488/579 (đạt 84,3%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo Bộ tiêu chí quốc gia tại Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 9/3/2023 của Bộ Y tế. Đến nay, số xã ở Hà Nội được công nhận 573/579 (đạt 98,9%).

Tin liên quan