Thứ năm, Tháng mười 31, 2024
31 C
Hanoi
Thứ năm, 31/10/2024, 12:18

Giải đáp nhiều thắc mắc của người lao động về Luật Thủ đô

Sáng 30/10, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.

: Các chuyên gia tham gia hội nghị. Ảnh: N.M
Các chuyên gia tham gia hội thảo. Ảnh: N.M

Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp

Tham gia giải đáp thắc mắc của người lao động về Luật Thủ đô có Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương; Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội Dương Thị Minh Châu, thạc sĩ, luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Chương trình có sự tham dự của trên 250 cán bộ, công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đến từ các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và đông đảo cán bộ công đoàn, công nhân, viên chức, lao động, bạn đọc theo dõi chương trình trực tuyến trên Báo điện tử Lao động Thủ đô.

Tại buổi hội thảo, bà Phạm Thị Thanh Hương cũng chia sẻ về tổ chức chính quyền Thủ đô. Theo đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã chỉnh lý nhiều quy định quan trọng, bảo đảm tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Luật quy định chính quyền địa phương ở TP, quận, huyện, thị xã thuộc TP, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND.

Trả lời câu hỏi về mức thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ của Hà Nội có thay đổi không? Bà Phạm Thị Thanh Hương cho rằng, theo khoản 3 Điều 15 Luật Thủ đô 2024, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan sau đây sẽ được hưởng thu nhập tăng thêm theo năng lực, hiệu quả công việc: cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; đơn vị sự nghiệp công lập được đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên do TP quản lý.

Theo khoản 1 Điều 35 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do Trung ương ban hành để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này; tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của TP.

Anh Lương Mạnh Hùng, Công ty Nước sạch Hà Nội hỏi về việc ngừng cấp điện nước với công trình, cơ sở vi phạm. Ảnh: N.M
Anh Lương Mạnh Hùng, Công ty Nước sạch Hà Nội hỏi về việc ngừng cấp điện nước với công trình, cơ sở vi phạm. Ảnh: N.M

Yêu cầu cắt điện, nước trong trường hợp thật cần thiết

Giải đáp về câu hỏi các công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm như thế nào thì bị áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước? Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, theo quy định tại khoản 2, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn TP, Chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể, công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; công trình xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai;

Công trình xây dựng thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhưng được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền; công trình thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được thẩm duyệt;

Công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy mà đã đưa vào hoạt động; cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy; công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ và đã có quyết định di dời khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền.

Cùng giải đáp về câu hỏi trên, luật sư Nguyễn Văn Hà cho biết, điện, nước là nhu cầu tất yếu của người dân, là quyền con người, quyền công dân và TP phải đảm bảo cung cấp điện nước đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng cũng sẽ có những trường hợp như các công trình vi phạm thì buộc phải ngừng cấp điện, cấp nước. Khi đó thì sẽ phải thực hiện theo quy trình ví dụ như thông báo lần 1, lần 2… mà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ ngừng cấp điện, nước.

Trong Luật Thủ đô sử dụng từ “ngay” là để thể hiện quan điểm thực hiện triệt để quy định của pháp luật, tạo tâm lý cho người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật nhưng không có nghĩa là cắt ngay lập tức. Còn thời gian là bao nhiêu ngày sau khi thông báo thì khi có văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì sẽ có những quy định cụ thể.

$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘

‘);
child.slice(half).wrapAll(‘

‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})

: Các chuyên gia tham gia hội nghị. Ảnh: N.M

Anh Lương Mạnh Hùng, Công ty Nước sạch Hà Nội hỏi về việc ngừng cấp điện nước với công trình, cơ sở vi phạm. Ảnh: N.M

Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn

Mới nhất

Giá cà phê hôm nay 31/10: tăng trở lại, Robusta phục hồi sau ngày giảm mạnh

Giá cà phê hôm nay 31/10 trong khoảng 109.000 - 109.600 đồng/kg. Giá cà phê 2 sàn cùng tăng trở lại sau ngày hôm trước giảm mạnh. Thị trường vẫn đang chịu áp lực từ vụ thu hoạch đang diễn ra ở Việt Nam.

Tin liên quan