UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp trên địa bàn nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024.
Các phương tiện lưu thông trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: N.M |
5 nhóm vùng hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm
Theo dự thảo, vùng phát thải thấp (LEZ) là khu vực giới hạn trong TP, nơi có mức độ ô nhiễm không khí cao. Các phương tiện giao thông hoạt động ở khu vực này phải đáp ứng tiêu chuẩn phát thải nghiêm ngặt. Phương tiện không đạt tiêu chuẩn sẽ bị hạn chế hoặc phải trả phí.
TP dự kiến 5 tiêu chí, cũng là 5 nhóm vùng hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm. Thứ nhất là khu vực tập trung các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; mật độ dân cư cao, có các khu vực/địa danh cần được bảo tồn, có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa xã hội.
Thứ hai là khu vực đang ô nhiễm không khí vì nguồn phát thải giao thông. Thứ ba là khu vực có hạ tầng đáp ứng được phương tiện giao thông công cộng phát thải thấp, có khả năng tổ chức sắp xếp giao thông phù hợp, thuận tiện, khoa học.
Thứ tư là khu vực đủ điều kiện áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn về phát thải của phương tiện (có giải pháp giám sát, xử lý vi phạm về phát thải, chuyển đổi phương tiện, tổ chức giao thông phù hợp đảm bảo giao thông thông suốt). Cuối cùng là khu vực mà chính quyền và người dân đồng thuận xây dựng vùng phát thải thấp.
Những khu vực được xác định vùng phát thải thấp sẽ phải áp dụng biện pháp về giao thông, kinh tế để giảm ô nhiễm không khí. Cụ thể Hà Nội sẽ phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy tiến tới dừng ở các quận vào năm 2030 (theo Nghị quyết của HĐND TP từ năm 2017).
Đồng thời, rà soát, xác định các khu vực đủ điều kiện phát triển không gian đi bộ gắn với các khu vực danh lam thắng cảnh, khu vực bảo tồn, phát triển du lịch trên địa bàn các quận thuộc TP.
Đường Giải Phóng đoạn qua hồ Linh Đàm ùn tắc cục bộ tại điểm giao cắt với đường Hoàng Liệt và bến xe Nước Ngầm vào dịp nghỉ Lễ 2/9. (Ảnh: Khánh Huy) |
Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng
Hà Nội đã và đang xây dựng, triển khai đề án nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động vận tải hành khách công cộng, vận tải hành khách bằng xe buýt tạo sự kết nối hợp lý và thuận tiện. Xây dựng kế hoạch phân công trách nhiệm cụ thể triển khai thực hiện các chỉ tiêu về phát triển vận tải hành khách công cộng đáp ứng phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của Nhân dân.
Rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới và lựa chọn phương tiện xe buýt phù hợp với các tuyến đường nâng cao chất lượng hiệu quả vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP Hà Nội. Đồng thời, rà soát, bố trí hợp lý các điểm dừng đỗ, điểm trung chuyển phục vụ kết nối giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng, các điểm giao thông tĩnh với phương tiện giao thông cá nhân.
TP sẽ có chính sách thay thế xe máy cũ không đảm bảo an toàn giao thông và xả khí thải; quy định các khu vực cấm ôtô chạy dầu diesel, khu vực hạn chế xe máy, xe tải, taxi; chính sách khuyến khích thay thế xe buýt chạy dầu diesel bằng xe chạy điện. Về kinh tế, TP sẽ đưa ra các quy định nhằm khuyến khích thu hút đầu tư đường sắt đô thị, BRT, Monorail, xe buýt bằng hình thức hợp tác công tư (PPP). Dự kiến việc thí điểm mô hình vùng phát thải thấp (LEZ), hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm sẽ được thực hiện từ đầu năm 2025.
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, dân số TP hiện đã vượt qua 8 triệu người, chưa kể khoảng 1,2 triệu người dân vãng lai thường xuyên sinh sống, làm việc và học tập tại đây.
Số lượng phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn TP hiện có khoảng 8 triệu phương tiện, trong đó gần 1,5 triệu ô tô. Tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân của TP là 4,5%/năm, riêng ô tô khoảng 10%. Tuy nhiên, diện tích đất dành cho giao thông hiện chỉ đạt khoảng 12,13%, dẫn đến tình trạng quá tải nghiêm trọng trên các tuyến đường.
Trình tự thành lập, điều chỉnh khu công nghệ cao
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của HĐND TP quy định về việc thành lập và hoạt động … |
Lan toả tuyên truyền tới từng cán bộ, người dân
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, để Luật Thủ đô 2024 sớm đi vào cuộc sống, đề … |
$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘
‘);
child.slice(half).wrapAll(‘
‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})
Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn