Thứ Ba, Tháng 7 15, 2025

Hà Nội: Phát triển ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế cạnh tranh

Hà Nội đang triển khai hàng loạt kế hoạch đột phá nhằm đưa Thủ đô trở thành đầu tàu cả nước về công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, với các sản phẩm hướng đến tầm khu vực và quốc tế.

Trong giai đoạn từ 2021-2024, Hà Nội đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực. Năm 2024, thành phố đã công nhận 289 sản phẩm công nghiệp chủ lực, vượt xa mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2021-2025. Các sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu tới các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao.

cong-nghiep-chu-luc.jpg
Ảnh minh họa

Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực đã khẳng định được vai trò làm trụ đỡ, động lực cho phát triển công nghiệp Thủ đô. Mỗi năm, những doanh nghiệp này đạt doanh thu gần 200.000 tỷ đồng, chiếm gần 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Không dừng lại ở thị trường trong nước, các sản phẩm công nghiệp chủ lực đã tăng trưởng rất nhanh về giá trị xuất khẩu, với kim ngạch đạt gần 2 tỷ USD.

Để hỗ trợ doanh nghiệp một cách toàn diện, thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức Hội chợ Triển lãm sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2024, với sự tham gia của hơn 200 gian hàng từ các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI. Hội chợ đã tạo cơ hội kết nối giữa doanh nghiệp chủ lực và các đối tác trong, ngoài nước; hỗ trợ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, ký kết giao thương, phát triển thị trường, kết nối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, đáp ứng nhu cầu của những nhà sản xuất lớn, thúc đẩy khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, Sở cũng tổ chức nhiều khóa tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, chuyển đổi số và tham gia chuỗi cung ứng cho gần 600 lãnh đạo doanh nghiệp; kết nối hơn 50 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực với các viện nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các đề tài nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào thực tế sản xuất.

Thành phố ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia sâu, đóng góp giá trị gia tăng cao vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, thành phố tiếp tục kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước… Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất hướng đến việc thúc đẩy ngành công nghiệp tăng tốc, đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế của Thủ đô.

Để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp trên địa bàn, Hà Nội phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ; chú trọng triển khai chính sách về lãi suất tín dụng với các lĩnh vực ưu tiên… Thành phố cũng sẽ tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn, khó khăn vướng mắc, nhất là với các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất…

Cùng với đó, Hà Nội tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực sản xuất, góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp; tăng cường giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong nước; kết nối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài để tìm kiếm đối tác, đơn hàng, thị trường, thông qua các hội nghị kết nối giao thương, các hội chợ, triển lãm…

Theo Congly.vn

- Advertisement -spot_img
Mới nhất

Hoàng Huy Green River (Hải Phòng) – Tâm điểm thu hút nhà đầu tư

Tọa lạc tại vị trí đắc địa, thuận lợi về giao thông, cảnh quan xung quanh rất rộng rãi và đẹp, Dự án bất động sản Hoàng Huy Green River đang là tâm điểm thu hút khách hàng, nhà đầu tư.
- Advertisement -spot_img

Tin liên quan

- Advertisement -spot_img