Thứ bảy, Tháng mười 26, 2024
21 C
Hanoi
Thứ bảy, 26/10/2024, 02:26

Hành vi sử dụng điện bẫy chuột dẫn đến chết người sẽ bị xử lý như thế nào?

Bạn đọc Đức Anh, 25 tuổi, ở TP. Hải Phòng, hỏi: Vừa qua trên địa bàn quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng xảy ra vụ việc sử dụng điện bẫy chuột dẫn đến chết người. Vậy, hành vi trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

Về vấn đề bạn đọc hỏi, Luật sư Nguyễn Xuân Tình (Giám đốc Công ty Luật L66-Đoàn Luật sư TP. Hải Phòng) trao đổi như sau:

Căn cứ điểm đ khoản 4 Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 18 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo đó, cá nhân nào có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trái quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

z5951533136167_ac45bc0b8c15a9fb906189c302e69dda(1).jpg
Luật sư Nguyễn Xuân Tình.

Theo Điểm b Mục 12 Phần I Công văn 81/2002/TANDTC năm 2002 của TANDTC “Giải đáp, hướng dẫn các vấn đề về nghiệp vụ”, thì hành vi trên về nguyên tắc có thể phạm vào các tội danh khác nhau tùy vào các trường hợp cụ thể.

Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau: Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người vi phạm có thể bị xem xét, xử lý về tội “Giết người”.

Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra… nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người vi phạm có thể bị xem xét, xử lý về tội “Vô ý làm chết người”.

Vì vậy việc sử dụng điện bẫy chuột gây chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo từng trường hợp.

z5951535123930_3646add347ef8980be8d49158179007d(1).jpg
Dùng điện bẫy chuột là hành vi nguy hiểm và vi phạm pháp luật. (Ảnh minh họa).

Nếu việc lắp đặt hàng rào điện tự chế để bẫy, bắt chuột được thực hiện ở nơi có nhiều người qua lại và người mắc điện biết điều đó nhưng vẫn cố ý mắc hoặc người đó để mặc cho các hậu quả xảy ra sau khi mắc điện (cho dù đều có để biển báo nguy hiểm) thì nếu có người bị điện giật chết cho vướng phải lưới điện, người vi phạm có thể bị xem xét, xử lý về tội “Giết người” theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Nếu việc lắp đặt, sử dụng điện bẫy chuột được thực hiện ở nơi mà người mắc điện cho rằng sẽ không có người qua lại, người đó tự tin mình sẽ thực hiện tốt các biện pháp như canh gác cẩn trọng, cảnh báo người qua lại, cắm biển báo nguy hiểm nhưng vẫn có hậu quả làm chết người xảy ra do lưới điện đó thì người vi phạm có thể bị xem xét, xử lý về tội “Vô ý làm chết người” theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù.

Nếu việc mắc điện không phải để bẫy, bắt chuột phá hoại mùa màng mà mục đích là để chống trộm và nếu có hậu quả chết người xảy ra do lưới điện đó thì người vi phạm có thể bị xem xét, xử lý về tội “Giết người” theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo Congly.vn

Mới nhất

Một nam thanh niên bị đâm tử vong trong lúc hỗn chiến

Chiều 25/10, UBND huyện Thới Bình (Cà Mau) vừa có báo cáo nhanh về vụ hỗn chiến làm 1 người tử vong, xảy ra tại ấp Tắc Thủ, xã Hồ Thị Kỷ.

Tin liên quan