Thứ năm, Tháng Một 23, 2025
19 C
Hanoi
Thứ năm, 23/01/2025, 10:22

Kỳ 2: Sự nghiêm minh của pháp luật là yếu tố cốt lõi

Các chuyên gia đánh giá, mục tiêu cuối cùng cũng vì sự an toàn, bình yên của người tham gia giao thông là trên hết, do đó, không có lý do gì người dân không đồng tình ủng hộ những quy định mới của Nghị định 168.

CSGT xử lý người vi phạm tại nút giao thông Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Hà Nội
CSGT xử lý người vi phạm tại nút giao thông Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến, Hà Nội (Ảnh: TA)

Áp dụng các mức xử phạt nghiêm khắc là cần thiết

Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, cần bổ sung các hình thức xử phạt vi phạm giao thông khác ngoài phạt tiền, đặc biệt là những hình thức phạt có tính giáo dục, tuyên truyền cao.

“Ví dụ như với những người đi sai luật mà gây tai nạn, phải bắt buộc lao động công ích, phục vụ, làm việc tại những bệnh viện, trung tâm y tế điều trị cho nạn nhân tai nạn giao thông để họ tận mắt thấy hậu quả và có chuyển biến sâu sắc trong ý thức. Hay ngoài phạt tiền có thể yêu cầu người vi phạm tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông tại các trường học, khu dân cư… để chính họ nắm chắc, hiểu rõ và thấm nhuần hơn các quy định của luật pháp”, luật sư Nguyễn Hồng Thái kiến nghị.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung nhìn nhận, nhiều ý kiến phản ánh bất cập của người dân về hạ tầng, tổ chức giao thông trong những ngày qua là có cơ sở. Nâng cao mức phạt nhưng ngược lại cơ quan chức năng cũng phải quản lý tốt hạ tầng, tạo điều kiện cho người dân lưu thông thuận lợi, hài hòa lợi ích các bên.

“Cần bảo đảm người dân không bị phạt oan, nhưng cũng không thể nhượng bộ để tái diễn các hành vi vi phạm, nhất là nhóm lỗi có tính chất cố ý. Hài hòa lợi ích các bên nhưng không buông lỏng để nhờn luật, coi thường luật pháp”, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia xã hội học, việc áp dụng các mức xử phạt nghiêm khắc sẽ tạo ra răn đe đối với những hành vi vi phạm. Đồng thời, các biện pháp giám sát tự động như phạt nguội giúp phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp không tuân thủ luật lệ giao thông, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn.

Nghị định 168 không chỉ tập trung vào xử phạt mà còn khuyến khích giáo dục và tuyên truyền về luật giao thông. Khi người dân hiểu rõ hậu quả của việc vi phạm, họ sẽ có ý thức tốt hơn trong việc chấp hành pháp luật. Một môi trường giao thông an toàn và trật tự sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và cải thiện hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế.

Sự nghiêm khắc cần thiết

Tại các quốc gia phát triển hiện nay như: Hà Lan, Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… sự nghiêm minh của pháp luật là yếu tố cốt lõi để đảm bảo trật tự xã hội và an toàn giao thông. Ý thức của mỗi người dân kết hợp với tính răn đe mạnh mẽ của pháp luật đã tạo nên sự văn minh của đất nước họ. Chính vì vậy, các quốc gia này đã giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn tính mạng của người dân, tạo nên hình ảnh đẹp của một quốc gia văn minh khi du khách thập phương đến du lịch, học tập, làm việc…

Ở Việt Nam, với tốc độ đô thị hóa và mật độ giao thông tăng nhanh, việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển để đảm bảo giao thông an toàn là thực sự cần thiết. Việc áp dụng mức xử phạt cao theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP để từng bước xây dựng ý thức chấp hành pháp luật giao thông, tạo nền tảng cho một xã hội tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của mọi người dân.

Một số chuyên gia đánh giá, có thể thấy, trong tình hình mới hiện nay, việc áp dụng Nghị định 168 không chỉ là biện pháp cấp thiết để bảo đảm trật tự an toàn giao thông mà còn là một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng môi trường giao thông văn minh, hiện đại.

Dù còn nhiều thách thức, nhưng với quyết tâm từ Chính phủ, sự đồng lòng của các cơ quan chức năng và sự ủng hộ từ cộng đồng, hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự thành công của Nghị định này, góp phần mang lại cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn cho Nhân dân.

Như vậy, với Nghị định 168, ngoài những quy định chế tài tăng lên để răn đe, phòng ngừa, có thể thấy vai trò của cơ quan truyền thông lần này vào cuộc rất tích cực, chủ động. Qua đó, giúp người dân hiểu đúng, hiểu rõ và thực hiện nghiêm quy định pháp luật. Cùng với đó là sự triển khai của lực lượng chức năng, đặc biệt là CSGT trên toàn quốc nhằm xử lý kịp thời các hành vi vi phạm đã giúp ý thức tuân thủ giao thông của người dân nâng lên rõ rệt.

Đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng Phòng CSGT CATP Hà Nội cho hay, trước mắt, cùng với xử nghiêm hành vi vi phạm dẫn tới ùn tắc, lực lượng CSGT được huy động tối đa để điều tiết giao thông. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị địa bàn khảo sát thực tế, phát hiện bất cập về tổ chức giao thông nhằm có cơ sở kiến nghị khắc phục.

Việc tăng mức xử phạt vi phạm giao thông là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Phần lớn người dân đồng tình với việc tăng mức xử phạt để tăng tính răn đe với một số nhóm hành vi vi phạm với lỗi cố ý, lỗi nguy hiểm, là nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn giao thông.

(Còn nữa)

Kỳ 1: Ý thức tham gia giao thông của người dân được cải thiện Kỳ 1: Ý thức tham gia giao thông của người dân được cải thiện

$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘

‘);
child.slice(half).wrapAll(‘

‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})

CSGT xử lý người vi phạm tại nút giao thông Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Hà Nội

Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn

Mới nhất

Nam Bộ tiếp tục nắng khô, Bắc Bộ sương mù dày về đêm và sáng sớm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Đêm và sáng trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Trong khi đó, Trung Bộ trời nắng. Tây Nguyên, Nam Bộ đêm không mưa, ngày nắng.

Tin liên quan