TS. Lê Phương Linh, Phó trưởng Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP Hà Nội cho biết, Luật Thủ đô 2024 là hành lang pháp lý thể hiện tầm nhìn mới, tư duy mới với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”. Các chuyên gia cho rằng Luật Thủ đô 2024 chính là bệ phóng, đồng thời cũng là “cơ hội vàng” tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển lên tầm cao mới.
Khu vực đường Vành đai 3 thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Quang) |
Nhiều điểm mới nổi bật của Luật Thủ đô 2024
Theo TS. Lê Phương Linh, Luật Thủ đô 2024 có nhiều điểm mới nổi bật. Trong đó, Luật hóa quy định không tổ chức HĐND cấp phường tại TP Hà Nội. Đồng thời, bổ sung cấp chính quyền TP thuộc TP Hà Nội. Cụ thể, theo Điều 11 Luật Thủ đô 2024, HĐND TP thuộc TP có 2 phó chủ tịch HĐND và tổng số đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách không quá 9 người.
Theo TS. Lê Phương Linh, Luật Thủ đô 2024 quy định tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách HĐND chiếm ít nhất 25% tổng số đại biểu HĐND. Thường trực HĐND TP Hà Nội hoạt động chuyên trách có không quá 11 thành viên, gồm chủ tịch, không quá 3 phó chủ tịch (tăng 1 phó chủ tịch và 4 thành viên thường trực HĐND TP); các ban của HĐND TP được thành lập không quá 6 ban (tăng tối đa 2 ban so với nhiệm kỳ này).
Về cơ chế phân cấp, phân quyền, Luật Thủ đô quy định phân quyền trực tiếp với quy định trong thời gian HĐND TP không họp, Thường trực HĐND TP quyết định một số nội dung và báo cáo HĐND TP tại kỳ họp gần nhất. Quy định này giúp bảo đảm tính cấp thiết, kịp thời trong quá trình quản lý, điều hành ở Thủ đô.
Luật Thủ đô 2024 còn quy định phân cấp cho chính quyền TP quyết định thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; UBND, chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND các cấp được phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
Luật Thủ đô 2024 quy định cán bộ, công chức viên chức được hưởng thu nhập tăng thêm với mức chi thu nhập tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của TP.
Đồng thời, viên chức được tham gia góp vốn, quản lý, điều hành DN về lĩnh vực như: cơ sở giáo dục đại học công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bản TP. Luật còn quy định về chính sách thu hút, trọng dụng người tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có nhiều điểm tiến bộ vượt bậc hơn so với quy định trước đây,…
Luật Thủ đô 2024 thể hiện tầm nhìn mới, tư duy mới
TS. Lê Phương Linh thông tin, để Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, trước tiên, cần quan tâm đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về Luật Thủ đô, chính sách xây dựng và phát triển Thủ đô, trách nhiệm các cấp, các ngành và địa phương trong thi hành Luật. Luật Thủ đô 2024 đã đề cập những nội dung đặc thù như: tổ chức chính quyền đô thị; xây dựng phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển; liên kết phát triển vùng; giám sát kiểm tra, thanh tra và trách nhiệm; tổ chức thực hiện và quy định chuyển tiếp.
Với mỗi nội dung trên đều có chính sách đặc thù nên rất cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi không chỉ trên báo chí, tuyền thông mà cần cụ thể đến từng địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội, nghề nghiệp, Nhân dân, các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, TP và cả các tỉnh trong vùng để có sự đồng thuận. Qua đó giúp định hướng dư luận, nâng cao sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm.
Riêng với TP cần quán triệt, phổ biến Luật và các văn bản chi tiết hướng dẫn thực hiện tới các cấp ủy, các cấp chính quyền, đoàn thể và Nhân dân với đa dạng hình thức như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, phát tài liệu… Với tính đa dạng, khối lượng lớn về nội dung của Luật Thủ đô 2024, rất cần tuyên truyền, phổ biến cụ thể và quyết liệt hơn trước đây. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch cụ thể để hoàn chỉnh đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Phó trưởng Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP Hà Nội nhấn mạnh, Luật Thủ đô 2024 là hành lang pháp lý thể hiện tầm nhìn mới, tư duy mới với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”. Các chuyên gia cho rằng Luật Thủ đô năm 2024 chính là bệ phóng, đồng thời cũng là “Cơ hội vàng” tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển lên tầm cao mới. Luật Thủ đô vốn dĩ đặc biệt, Luật Thủ đô năm 2024 sửa đổi lần này lại cảng đặc biệt hơn bởi những cơ chế đặc thù mới hơn, áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí cao hơn các địa phương khác. Do đó, nhằm hoàn thiện bệ phóng thể chế để Thủ đô tăng tốc phát triển, UBND TP Hà Nội đang đẩy mạnh việc phối hợp với các bộ, ngành, tham mưu dự thảo các nghị định, nghị quyết, quyết định hướng dẫn thực hiện để Luật Thủ đô 2024 sớm đi vào cuộc sống, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
Tạo khung chính sách cho phát triển nhà ở xã hội | |
Quy định của Luật Thủ đô là tiền đề quan trọng cho phát triển thị trường |
$(document).ready(function(){
var child = $(‘#__MB_MASTERCMS_EL_3’).children();
var childLength = child.size();
var half = Math.round(childLength/2);
child.slice(0,half).wrapAll(‘
‘);
child.slice(half).wrapAll(‘
‘);
$(‘.hna-PC_InRead’).insertAfter($(‘#divfirst’));
})
Theo phapluatxahoi.kinhtedothi.vn