Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
20 C
Hanoi
Thứ sáu, 22/11/2024, 09:15

So bó đũa để chọn cột cờ

Tỷ giá căng thẳng, giao dịch khối ngoại thiếu tích cực… là những “điểm trừ” của chứng khoán từ nay đến cuối năm 2024, theo đánh giá của các chuyên gia. Trong bối cảnh đó, 3 nhóm ngành nhà đầu tư được khuyến nghị nên cân nhắc gồm chứng khoán, bất động sản và ngân hàng.

Nỗi lo tỷ giá

Thời gian qua, thị trường trải qua nhiều phiên lình xình, khó bứt phá. Nếu như tuần đến 27/10, thị trường giảm điểm mạnh thì đến mở phiên 31/10, VN-Index vẫn lình xình. Tâm lý thận trọng khiến chỉ số này kết phiên trước vẫn quay đầu giảm điểm.

Ông Đinh Quang Hinh – Công ty Chứng khoán VNDrect cho rằng, tâm lý nhà đầu tư thận trọng trước áp lực tỷ giá gia tăng buộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải có những động thái đối phó như quay trở lại phát hành tín phiếu sau hơn 2 tháng tạm dừng nhằm hút thanh khoản dư thừa trên hệ thống là một trong những nguyên nhân khiến thị trường giảm giá.

Động thái này đã kéo mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tăng lên và kéo giảm chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và USD để hỗ trợ tỷ giá. Điều này khá tương đồng với giai đoạn thị trường điều chỉnh và đi ngang trong giai đoạn tháng 6 – tháng 7.

Nhà đầu tư giao dịch tại một sàn chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Nhà đầu tư giao dịch tại một sàn chứng khoán ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Theo các chuyên gia, tỷ giá là một yếu tố nhà đầu tư cần quan tâm, phản ánh tất cả câu chuyện về lạm phát, chênh lệch lãi suất và dòng tiền.

Ông Nguyễn Việt Đức – Giám đốc Kinh doanh số Chứng khoán VPBank (VPBankS) thông tin, nhìn vào lịch sử, năm 2016 khi ông Trump lên làm Tổng thống thì USD tăng mạnh. Gần đây, khi ông Trump có vẻ thắng thế trong cuộc bầu cử, USD cũng bứt rất mạnh. Nếu ông Trump thắng cử thực sự thì nhiều khả năng DXY (chỉ số đo lượng sức mạnh đồng USD) có thể lên 108.

Tỷ giá liên ngân hàng tăng trong một tháng vừa qua khoảng 2,18% và tính từ đầu năm tăng 3,69%. Tỷ giá tăng đi kèm với cán cân thanh toán thâm hụt lại càng đáng lo.

Cán cân thanh toán trong 6 tháng đầu năm đã thâm hụt khoảng 7 tỷ USD trong khi cùng kỳ năm ngoái dương 3 – 4 tỷ USD. Nhìn lại, trong cán cân thanh toán, hạng mục xuất nhập khẩu và FDI vẫn duy trì so với năm ngoái nhưng một số hạng mục xấu đi như trả nợ vay nước ngoài 2,4 tỷ USD, bị nước ngoài rút 2 tỷ USD và khoản lỗ và sai sót đến 4 tỷ USD (có thể đến từ những nguồn chuyển tiền mà không được thống kê).

Những yếu tố này buộc NHNN phải có động thái nhiều hơn bao gồm phát hành tín phiếu và mua lại USD từ các ngân hàng thương mại (hiện đã mua khoảng 2 tỷ USD), thể hiện sự căng thẳng nhất định của tỷ giá hiện tại.

Tuy nhiên, ở mặt tích cực, giới chuyên gia cho rằng, áp lực tỷ giá lần này chỉ là tạm thời do kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục duy trì cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, từ đó gây áp lực điều chỉnh lên đồng USD. Cụ thể, thị trường vẫn đang kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục cắt giảm 25 điểm cơ bản lãi suất điều hành trong 2 cuộc họp sắp tới vào tháng 11 và tháng 12 tới.

Bên cạnh tỷ giá, tại Việt Nam, lãi suất trái phiếu tăng trở lại. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm.

“Đầu năm, chúng ta kỳ vọng Fed hạ lãi suất và lãi suất trái phiếu đi xuống. Hiện nay, ông Trump có khả năng thắng cử, lãi suất trái phiếu Mỹ tăng trở lại, về gần 5% – đây là điều bất ngờ, nếu xảy ra thì rất xấu cho không chỉ thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam mà cả thế giới. Bởi, khi ông Trump lên thì chính sách của ông liên quan nhiều đến thâm hụt ngân sách. Khi thâm hụt ngân sách nhiều thì phải phát hành trái phiếu, khi đó chỉ có lãi suất trái phiếu khó giảm nhanh, bởi chỉ có duy trì mới thu hút được người mua” – ông Đức cho biết.

Nhân đôi, nhân ba tài khoản, bỏ tiền vào mã nào?

Ngoài nỗi lo tỷ giá, giao dịch khối ngoại vẫn là một điểm trừ thời gian qua. Thống kê của VPBankS, hoạt động bán ròng của nước ngoài mạnh trong 2 năm vừa qua, từ đầu năm đến nay khoảng 2,1 tỷ USD và tính tổng 2 – 3 năm qua khoảng 4 tỷ USD. Họ bán ròng lần lượt cổ phiếu khác nhau, không quá tập trung vào nhóm ngành hay cổ phiếu nào. “Theo tôi quan sát, đơn giản là nước ngoài tìm cổ phiếu nào tích cực để bán ròng” – đại diện VPBankS đánh giá.

Hoạt động bán ròng của nước ngoài hiện nay đã giảm bớt so với giữa năm. Theo chuyên gia VPBankS, một phần có lẽ do trong khi TTCK Mỹ vượt đỉnh nhiều lần thì TTCK Việt Nam mãi chưa vượt được 1.300 điểm khiến định giá không còn quá cao nữa. Khi mà định giá TTCK Việt Nam thấp trở lại, nhà đầu tư nước ngoài giảm bán ròng và có thể chuyển sang bán ròng thị trường khác trong khu vực.

Tương tự, theo ông Michael Kokalari, CFA Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường dự báo Việt Nam – Vina Capital, mặc dù có nhiều yếu tố tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam, song các nhà đầu tư nước ngoài đã bán tới 2,6 tỷ USD cổ phiếu Việt Nam vào cuối tháng 9, một phần do lo ngại về tỷ giá đồng VND.

Vấn đề trên cơ bản đã được giải quyết và việc cắt giảm lãi suất của Fed có thể tạo áp lực lên giá trị của đồng USD, điều này thường có lợi cho các thị trường mới nổi.

Về khuyến nghị đầu tư, chuyên gia của VNDrect đánh giá, thị trường sẽ sớm chứng kiến lực cầu bắt đáy khi chỉ số VN-Index giảm về vùng hỗ trợ mạnh 1.240 – 1.245 điểm và xác suất thủng vùng hỗ trợ này là thấp. Các nhà đầu tư dài hạn có thể xem xét gia tăng tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số này điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.240 – 1.250 điểm, ưu tiên những nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực trong 2 quý cuối năm bao gồm ngân hàng, bất động sản nhà ở và nhóm xuất nhập khẩu (dệt may, thủy sản, đồ gỗ).

Thực tế, những tháng gần đây, chiến lược mua vào cổ phiếu ở vùng cận dưới kênh tích lũy quanh 1.250 điểm và chốt lời khi VN-Index chạm cận trên của kênh tích lũy tại vùng 1.290 điểm vẫn đang phát huy hiệu quả.

Ông Nguyễn Việt Đức – Công ty Chứng khoán VPBank đánh giá, đến cuối năm do còn vài tháng nên khó dự báo, song đến năm 2025 thì có thể có vài kỳ vọng. Đó là ngành chứng khoán với kỳ vọng được nâng hạng thị trường vào 2025 nên mã chứng khoán nào giảm thì nên mua vào.

Câu chuyện quan tâm tiếp theo là nhóm bất động sản, giá chung cư tăng rất mạnh nên tôi cho rằng DN nào không dính đến trái phiếu và có chung cư bán ngay thì lợi nhuận sẽ tăng. Tiếp theo, nhóm ngân hàng phục thuộc vào nền kinh tế và bất động sản, nên ngân hàng ăn theo bất động sản như TPBank, VPBank hay MBBank có thể quan tâm nếu tin bất động sản phục hồi mạnh năm sau.

Theo kinhtedothi.vn

Mới nhất

Dự báo thời tiết 22/11: miền Bắc ngày nắng, đêm lạnh; miền Trung mưa lớn cục bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 22/11.

Tin liên quan