Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
20 C
Hanoi
Thứ bảy, 23/11/2024, 05:50

Thanh khoản xuống đáy 18 tháng, VN-index vẫn kết phiên trong sắc xanh

Thị trường giằng co trong phiên hôm nay khiến VN-index liên tục lên xuống quanh mốc tham chiếu. Kết phiên VN-index đóng cửa trong sắc xanh dù thanh khoản xuống đáy 18 tháng.

VN-Index đảo chiều tăng điểm cuối phiên

Trong phiên hôm nay, thanh khoản của thị trường vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, thậm chí giá trị giao dịch của của toàn thị trường chỉ đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, thấp nhất trong vòng 18 tháng. Kết phiên hôm nay, VN-Index tăng 2,05 điểm, tương đương 0,16%, lên 1.254,77 điểm. 

Thanh khoản xuống đáy 18 tháng, VN-index vẫn kết phiên trong sắc xanh - Ảnh 1

Nhóm cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh nhất: VND tăng 2,1%, ORS tăng 2,47%, FTS tăng 2,08%, CTS tăng 1,49%, HCM tăng 1,42%, BSI tăng 1,7%; VCI, SSI tăng gần 1%.

Nhóm ngân hàng cũng nghiêng về sắc xanh với ACB tăng 1%; TCB, STB, SHB, MBB, CTG, VCB, MSB tăng gần 1%. Riêng EIB giảm mạnh 4,8%.

Bất động sản có sự phân hóa khi bộ 3 cổ phiếu Vingroup đồng loạt giảm, trong đó VHM giảm mạnh 2,62%, VRE và VIC giảm gần 1%. Ngoài ra, NTL cũng giảm 1,64%; PDR và DIG giảm gần 1%. Ngược lại, VRC tăng trần, DXG tăng 1,51%, NVL tăng 1,47%, KDH tăng 1,06%; HDC, KBC, IDC, HDG, SZC tăng gần 1%.

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu thép, hoá chất, tiêu dùng cũng tăng tích cực trở lại: HPG tăng 1,13%, HSG tăng 2,22%, NKG tăng 1,22%; DCM tăng 2,19%, DGC tăng 1,28%, BFC tăng 2,67%; DBC tăng 1,44%; PNJ, FRT, GEX, MSN tăng gần 1%.

Điểm trừ trong phiên hôm nay tiếp tục là động thái của khối ngoại khi họ mạnh tay “xả hàng” với tổng giá trị bán ròng trên toàn thị trường lên tới 579 tỷ đồng. Cổ phiếu MSN chịu áp lực bán mạnh nhất với giá trị cao đột biến lên tới 280 tỷ đồng, cho thấy sự chốt lời mạnh từ nhà đầu tư nước ngoài. Cổ phiếu HPG cũng ghi nhận áp lực bán ròng đáng kể với giá trị 72 tỷ đồng. Các mã khác như DXG, VNM và KBC đều bị bán ròng với giá trị dao động từ 36 – 51 tỷ đồng. Ở chiều mua, cổ phiếu FPT và EIB được khối ngoại mua mạnh nhất với giá trị khoảng 50 tỷ đồng mỗi mã. Ngoài ra, cổ phiếu STB cũng được rót thêm khoảng 47 tỷ đồng, trong khi MWG và TCB được mua ròng lần lượt 45 tỷ và 29 tỷ đồng.

Cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai giảm 30% thị giá, lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký mua vào

Ngày 28/10, ông Bùi Lê Quang – Thành viên HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) đăng ký mua vào 60.000 cổ phiếu HAG nhằm tăng tỷ lệ sở hữu. Thời gian thực hiện từ 31/10 – 29/11 theo hình thức khớp lệnh trên sàn. Trước giao dịch, ông này sở hữu 0 cổ phiếu HAG.

Cổ phiếu HAG đã có nhịp tăng hơn 100% vào thời điểm cuối năm 2023 và đầu năm 2024, lên vùng 15.000 đồng/cp. Kể từ tháng 5/2024 đến hiện tại, cổ phiếu này liên tục sụt giảm và đang ở vùng đáy 1 năm, quanh mức 10.000 đồng/cp (giảm 1/3 thị giá). Kết phiên hôm nay, cổ phiếu HAG đứng yên ở mức giá 10.500 đồng/cp với 4,3 triệu cổ phiếu được giao dịch.

Năm 2024, Hoàng Anh Gia Lai đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục với 7.750 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1.320 tỷ đồng. Như vậy, hiện tại công ty đã hoàn thành lần lượt 54% và 64% kế hoạch đề ra. Trong quý cuối năm, kết quả kinh doanh được thúc đẩy, bầu Đức cho biết sẽ tiến hành thu hoạch vụ đầu tiên của hơn 26.000 gốc sầu riêng tại Lào, với doanh thu ước tính đạt 200 tỷ đồng.

Theo kinhtedothi.vn

Mới nhất

Nhiều đối tượng chuyên cho vay lãi nặng bị bắt giữ

Ngày 22/11, Công an thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, sau một thời gian theo dõi, lập hồ sơ từng đường dây, đã tiến hành bắt giữ nhiều đối tượng cộm cán chuyên cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Tin liên quan