Việc làm quen, kết bạn qua mạng xã hội rồi giả vờ yêu đương để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nạn nhân không phải là thủ đoạn mới. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người “sập bẫy” vì nhẹ dạ, cả tin, thậm chí do lối sống buông thả.
Chiều 27/2, Công an phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, đã kịp thời ngăn chặn một vụ giả danh Công an để gọi điện lừa đảo người dân trên địa bàn.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP. Đà Nẵng khuyến cáo người dân về thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong mua bán xe ô tô.
Chiều 20/2, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc nam sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một bị nhóm đối tượng mặc đồ đồng phục giống Cảnh sát vào trường bắt đi là sai sự thật.
Ngày 14/2, Công an tỉnh Ninh Bình đã đưa ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức giả danh các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Công an xã Xuân Dương, huyện Thường Xuân (Thanh Hoá) cho biết, vừa nhận được tin báo của chị L.T.L về việc: Chị được một phụ nữ tự xưng là cán bộ Công an huyện Thường Xuân gọi điện tư vấn Luật Giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 và thông báo sẽ có một cán bộ của phòng kĩ thuật gọi điện hướng dẫn cài đặt tích hợp 12 điểm giấy phép lái xe vào dịch vụ công.
Thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội phát hiện nhiều trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước (gov.vn) bị lợi dụng để cài cắm, đăng tải, chuyển hướng hoặc liên kết với nội dung quảng cáo không phù hợp như: game bài, cờ bạc…